NGÀY THỨ HAI (SECOND DAY) TRONG 7 NGÀY ĐỂ CÓ VỐN TỪ TIẾNG ANH Y KHOA CĂN BẢN: HỆ TIẾT NIỆU
hai anh
bao nguyen
nguyen phuoc vinh co
NGÀY THỨ HAI (SECOND DAY):
PHÂN TÍCH MỘT THUẬT NGỮ Y HỌC (ANALYZING A MEDICAL TERM)
MỘT THUẬT NGỮ Y HỌC THƯỜNG CÓ 2 HAY 3 THÀNH PHẦN:
MỘT THUẬT NGỮ Y HỌC CÓ 2 THÀNH PHẦN (TIỀN TỐ + HẬU TỐ):
‘DYS-’ /dis/ (tiền tố) + ‘-URIA’ /ˈjʊriə/ (hậu tố) => ‘DYS.URIA’ /dɪsˈjʊərɪə/ (chứng khó bài niệu)
MỘT THUẬT NGỮ Y HỌC CÓ 2 THÀNH PHẦN (GỐC TỪ + HẬU TỐ):
‘NEPHR(O)-’ /ˈnɛfr(oʊ)/ (gốc từ) + ‘LOGY’ /lədʒɪ/: (hậu tố) => ‘NEPHRO.LOGY’ /nɪˈfrɒlədʒɪ / (thận học).
MỘT THUẬT NGỮ Y HỌC CÓ 3 THÀNH PHẦN (GỐC TỪ + GỐC TỪ + HẬU TỐ):
‘CYST(O)-’ /sɪst(oʊ)/ (gốc từ) + ‘URETHR(O)-’ /jʊˈriːθr(əʊ) / (gốc từ) + ‘GRAPHY’ /ɡrəfi/ (hậu tố) => ‘CYSTO.URETHRO.GRAPHY’ /sɪstoʊ jʊˈriːθrəʊɡrəfi/: (chụp tia X bàng quang-niệu đạo).
MỘT THUẬT NGỮ Y HỌC CÓ 3 THÀNH PHẦN (TIỀN TỐ + GỐC TỪ + HẬU TỐ:
‘HYDR(O)’ / haɪdr(əʊ)- / (tiền tố) + ‘NEPHR(O)’- /ˈnɛfr(oʊ)/ (gốc từ) + ‘OSIS’ /ˈousɨs/ (hậu tố) => HYDRO.NEPHR.OSIS /ˌhaɪdrəʊnɪˈfrəʊsɪs)/ (chứng thận ứ nước ).
GỐC TỪ (ROOT): là bộ phận chính/nền móng của thuật ngữ y học. Các thuật ngữ y học đều có 1 hoặc 2 gốc từ trở lên.
HẬU TỐ (SUFFIX): âm/từ thêm vào sau gốc từ làm thay đổi nghĩa của gốc từ. Các thuật ngữ y học đều có một hậu tố.
TIỀN TỐ (PREFIX): âm/từ thêm trước gốc từ. Không phải thuật ngữ y học nào cũng có tiền tố nhưng nếu có, nó có thể ảnh hưởng quan trọng đến nghĩa của gốc từ.
NGUYÊN ÂM KẾT HỢP (COMBINING VOWEL): thường là nguyên âm ‘o’ và thường được dùng để nối gốc từ với hậu tố, gốc từ này với gốc từ khác. Khi một nguyên âm được nối với gốc từ thì việc kết hợp này được gọi là hình thái kết hợp (combining forms).
CÁCH ĐỊNH NGHĨA MỘT THUẬT NGỮ Y HỌC (HOW TO DEFINE MEDICAL TERMINOLOGY)
Lấy thuật ngữ ‘NEPHRO.LOGY’ /nɪˈfrɒlədʒɪ / (thận học). ‘NEPHR/O/LOGY’/ làm ví dụ
– / NEPHR /O- là gốc từ và có nghĩa là ‘thận’ (kidney).
– /O/ là nguyên ârm kết hợp.
– ‘-LOGY’ /lədʒɪ/: là hậu tố và có nghĩa là ‘sự nghiên cứu’ (the study of)
‘NEPHR(O)-’ /ˈnɛfr(oʊ)/ (gốc từ) + ‘LOGY’ /lədʒɪ/: (hậu tố) => ‘NEPHROLOGY’ /nɪˈfrɒlədʒɪ / (thận học).
Khi đọc một thuật ngữ y học, đọc hậu tố trước, rồi thành phần mở đầu của thuật ngữ. Vậy, thuật ngữ ‘NEPHRO.LOGY’ là ‘THE STUDY OF THE KIDNEY’ (nghiên cứu về thận).
Đối với thuật ngữ dài hơn, chia thuật ngữ đó thành các thành phần. Ví dụ chia thuật ngữ
‘CYSTO.URETHRO.GRAPHY’ thành ‘CYST/O/URETHR/O/GRAPHY’ rồi bắt đầu định nghĩa hậu tố -GRAPHY’ có nghĩa là ‘chụp ’ (RADIOGRAPHIC EXAMINATION) và thành phần mở đầu CYST(O)’ có nghĩa là ‘bàng quan’ (BLADDER) và thành phần kế tiếp là ‘URETHR(O)’ có nghĩa là ‘niệu đạo’ (URETHRA). Vậy, thuật ngữ ‘CYSTO.URETHRO.GRAPHY’ /ˈsɪstəjʊriːθrəgrəfi/ có nghĩa là ‘RADIOGRAPHIC EXAMINATION OF THE BLADDER AND THE URETHRA’ (chụp tia X bàng quang-niệu đạo).
LƯU Ý:
Gốc từ hệ niệu
– Ureter(o) /jʊˈriːt(əʊ)/ : Ureter niệu quản
– Urethr(o) /jʊˈriːθr(əʊ)/: Urethra niệu đạo
– Nephr(o) /ˈnɛfr(əʊ)/[Gr]*: Kidney thận
– Cyst(o)/ˈsɪst(əʊ)/ [Gr]*: Bladder bàng quang
– Ur(o)/jʊˈr(əʊ)/, urin(o) /jʊˈriːnəʊ/: Urine nước tiểu
Hậu tố
-Logy /lədʒɪ/: The study of Sự nghiên cứu
-Osis /əʊsɪs/: Condition/presence of Tình trạng bất thường/triệu chứng của bệnh
-Graphy /grəfi/ An act of graphic/pictorial recording Phép ghi, kỹ thuật dùng để ghi.
Bản quyền thuộc nguyen phuoc vinh co và trường đại học Phan Chu Trinh, Quảng Nam
Trả lời