PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI, MỘT TRONG BẢY PHƯƠNG THỨC DỊCH CỦA VINAY & DARBELNET
n.p.v.c
CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI (TRANSPOSITION/ˌtrænspəˈzɪʃn/)
Theo Vinay & Darbelnet trong ‘Translation Procedures’ thì ‘Chuyển đổi từ loại có nghĩa là thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác mà không thay đổi nghĩa của thông điệp (transposition means the replacing of one word-class by another without changing the meaning of the message).
Trong dịch thuật, có thể phân biệt 2 loại chuyển đổi từ loại:
(a) bắt buộc (obligatory)
(b) không bắt buộc (optional).
– Chuyển đổi từ loại bắt buộc: ví dụ, ở tiếng Pháp, “dès son lever” khi được dịch sang tiếng Anh thì chỉ có một phương thức chuyển đổi từ loại bắt buộc từ danh từ tiếng Pháp “lever” (sự thức dậy) sang cụm động từ ở tiếng Anh: as soon as he gets / got up, vì tiếng Anh chỉ có một hình thức động từ mà thôi.
– Chuyển đổi từ loại không bắt buộc: nếu như dịch ngược lại câu “as soon as he gets / got up” thì có thể dịch nguyên văn là “dès qu’elle s’est levée” hoặc dịch theo phương thức chuyển đổi động từ thành danh từ là “dès son lever”. Trái lại, hai câu tương đương “après qu’ il sera revenu” và “after he comes back” đều có thể dịch theo phương thức chuyển đổi từ loại là “après son retour”, “after his return”.
Phương thức chuyển đổi từ loại không chỉ xảy ra giữa hai từ loại động từ và danh từ mà còn giữa các từ loại khác. Vinay và Darbelnet liệt kê ít ra mười loại chuyển đổi từ loại khác nhau. Sau đây xin giới thiệu một số phương thức chuyển đổi từ loại:
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI & TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Sau đây là một số ví dụ về chuyển đổi từ loại liên quan đến tiếng Anh thương mại:
Từ đơn dịch thành từ ghép:
– bail —> tiền bảo lãnh
– ledger —> sổ cái, …
Từ đơn dịch thành ngữ:
– bear > người đầu cơ giá xuống
– bull > người đầu cơ giá lên
– equity —> vốn cổ phiếu thường
– shark > kẻ cho vay nặng lãi
– solvent —> có khả năng thanh toán
– staff > đội ngũ nhân sự
– stag > người đầu cơ xổi…
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI & TIẾNG ANH PHÁP LÝ
Trong tiếng Anh pháp lý khi câu tiếng Anh là ‘The defendant said…’ (Bị cáo nói…): cấu trúc động từ và được dịch sang tiếng Việt là ‘Theo bị cáo thì….’ (According to the defendant): cụm giới từ có hạt nhân là danh từ thì ta đã áp dụng phương thức/kỹ thuật chuyển đổi tự loại. Một số phương thức chuyển đổi tự loại được áp dụng trong tiếng Anh pháp lý:
Động từ thay cho danh từ
Tiếng Anh pháp lý có khuynh hướng dùng ‘cấu trúc danh từ’ thì ở tiếng Việt lại ưa thích ‘cấu trúc động từ’
– Upon the conclusion of this Agreement (Khi hợp đồng này được ký kết/khi ký kết hợp đồng này): ‘when this Agreement was concluded’).
– Shipment is to be effected 30 days after the acceptance of the relevant L/C (sau khi L/C liên quan được chấp nhận: after the relevant L/C was accepted).
Danh từ thay cho tính từ
– He was set free (Hắn ta được trả tự do: ‘he was granted freedom’)
Cấu trúc chủ động thay cho bị động
– The Seller shall not be held responsible for late delivery.
Bên bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng trễ.
– It is mutually agreed that….
– Hai bên đồng ý rằng….
The parties hereto have caused this Contract to be executed in accordance with their respective law the day and year first above written.
Các bên trong hợp đồng này đã ký kết hợp đồng này theo luật pháp tại nước của mỗi bên vào ngày được ghi đầu tiên ở trên.
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI TRONG PHIÊN DỊCH
Phương thức chuyển đổi từ loại cũng được sử dụng trong phiên dịch đồng thời (simultaneous), được gọi là kỹ thuật reformulation (tái diễn đạt). Ví dụ, nếu diễn giả nói “After the taking of power by the military junta…”, thì phiên dịch có thể ‘tái diễn đạt’ (reformulate) như “Sau khi nhóm sĩ quan đảo chánh nắm quyền…” (After the military junta seized power…) là do người Việt vẫn thích cấu trúc động từ hơn là cấu trúc danh từ.
Phương thức chuyển đổi từ loại có thể ví như chuyển đổi trong dịch thuật (translation shifts) của Catford. Để hiểu thêm về phương thức chuyển đổi từ loại và chuyển đổi dịch thuật, xin xem Catford.
TRANSPOSITION (noun) & TRANSPOSE (verb)
Sách và Bài Báo Tham Khảo
1. Catford J.C (ed), “Translation Shifts” p.p 70-79 in Chesterman.A. (1989), Readings in Translation Theory, Loimaan Kirjapaino Oy.
2. Hồ Canh Thân, Vương Xuân Huy, Thân Vân Trinh (2007), Soạn Thảo và Dịch Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế. Nguyễn Thành Yến dịch. NXB Tổng Hợp Thành Phố HCM.
3. Roderik e Jones. 2002. Conference Interpreting Explained. St. Jerome Publishing.
4. . Vinay J.P. & Darbelnet J. (ed), “Translation Procedures” p.p 61-69 in Chesterman .A. (1989), Readings in Translation Theory, Loimaan Kirjapaino Oy.
Từ điển Tham Khảo
1. Từ Điển Kinh Tế Kinh Doanh Anh-Việt. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật (2000).
Trả lời