Bettertogether.

ĐẶC TRƯNG CỦA TIẾNG ANH PHÁP LÝ: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ NGÔN NGỮ TRONG DỊCH THUẬT CHARACTERISTICS OF LEGAL ENGLISH: LINGUISTIC CHALLENGES IN TRANSLATION

ĐẶC TRƯNG CỦA TIẾNG ANH PHÁP LÝ: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ

NGÔN NGỮ TRONG DỊCH THUẬT

CHARACTERISTICS OF LEGAL ENGLISH: LINGUISTIC CHALLENGES IN

TRANSLATION

GVHD: Nguyễn Phước Vĩnh Cố

SVTH: Trần Phước Phương Uyên – Cáp Thị Vân – Hồ Thị Ngân. Lớp 12CNATM05

Đại học Đại học Đà nẵng

Abstract:

Legal translation is a special and specialized field in translation studies. Legal English is rich in linguistic characteristics, many of which may cause practical problems for legal translators. The aim of the paper is to provide law students in particular and students of foreign languages in general with insights into the language of legal English. The paper deals with major lexical features and linguistic challenges of legal English in translation. A number of translation techniques for legal English such as transposition, modulation, expansion and thematization are also introduced in this paper.

Keywords: legal English, specialised translation, lexical and grammatical characteristics, techniques for legal translation

Tóm tắt

Dịch thuật pháp lý là một lĩnh vực chuyên ngành nhưng rất đặc biệt của dịch thuật học

Tiếng Anh pháp lý có các đặc trưng ngôn ngữ mà nhiều đặc trưng này có thể gây ra các khó khăn trong thực tiễn cho người dịch pháp lý. Mục đích của bài báo là cung cấp cho sinh viên luật nói riêng và sinh viên ngoại ngữ nói chung sự hiểu biết về ngôn ngữ pháp lý. Bài báo đề cập các đặc trưng chính của từ vựng và các thách thức ngôn ngữ pháp lý trong dịch thuật. Một số kỹ thuật dịch thuật tiếng Anh pháp lý như ‘chuyển đổi từ loại’, ‘biến điệu’, ‘mở rộng’ và ‘đề hóa’ cũng được giới thiệu trong bài báo.

Từ khóa: Tiếng Anh pháp lý, dịch thuật chuyên ngành, đặc trưng từ vựng và ngữ pháp, kỹ thuật dịch thuật pháp lý.

  1. Lời nói đầu

Trong một kỷ nguyên toàn cầu hóa, tiếng Anh pháp lý là một nhân tố quan trọng cho bất kỳ quốc gia nào đang tham dự các “cuộc chơi” ở lĩnh vực kinh tế. Dịch thuật pháp lý rõ ràng đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực dịch thuật pháp lý ở tiếng Anh nhưng ở góc độ nghiên cứu dịch thuật pháp lý Anh-Việt lại rất được ít chú trọng tại các trường đại học ngoại ngữ ở nước ta, vì vậy, tiếng Anh pháp lý được nghiên cứu trong bài báo này có thể có tầm quan trọng trong việc cắt nghĩa các đặc trưng ngôn ngữ xét về mặt lý thuyết và có ý nghĩa thực hành trong việc cung cấp các kỹ thuật dịch. Dù chỉ là những bước đầu nghiên cứu ở một lĩnh vực ngôn ngữ chuyên ngành đầy những thách thức nhưng chúng tôi vẫn hy vọng đóng góp một phần nhỏ trong phong trào nghiên cứu khoa học nhà trường nói riêng và lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành pháp lý nói chung.

  1. Đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Anh pháp lý

Hai đặc trưng ngôn ngữ chính của tiếng Anh pháp lý: a) thuật ngữ b) ngữ pháp

2.1 Đặc trưng thuật ngữ

2.1.1 Sự khác biệt về khái niệm

Khía cạnh khó khăn nhất trong dịch tiếng Anh pháp lý là sự khác biệt hệ thống pháp lý. Sự khác biệt này sẽ cho các khái niệm pháp lý khác nhau vì vậy việc tìm một từ ngữ tương đương về mặt ngữ nghĩa cũng như tương đương về khái niệm giữa hai hệ thống pháp luật là rất khó. Các thuật ngữ như ‘common law’, ‘equity’, ‘statute law’ chỉ là ba từ trong số các ví dụ mà ở tiếng Việt không có các từ tương đương để diễn đạt các khái niệm cơ bản nhất của hệ thống pháp lý Anh dù được dịch sang tiếng Việt là ‘thông luật’, ‘luật công lý’, ‘luật thành văn’, thì cũng chỉ tương đương về nghĩa chứ không tương đương về khái niệm. Không những thế người dịch sẽ gặp khó khăn khi dịch các từ như ‘barrister’ và ‘solicitor’ vốn ở hệ thống pháp lý Việt không có những chức danh như thế vì từ đầu là ‘luật sư tư vấn cho khách hàng như soạn hợp đồng mua bán nhà, làm di chúc’, được hiểu như là ‘consultant lawyer’ từ cuối là ‘luật sư đại diện cho thân chủ để biện hộ tại toà án’, được hiểu là ‘lawyer in court’.

2.1.2 Từ phổ thông mang nghĩa chuyên ngành

Như các chuyên ngành khác, tiếng Anh pháp lý cũng mượn ở tiếng Anh phổ thông một số lượng từ vựng không nhỏ mang nghĩa chuyên ngành pháp lý như ‘act: đạo luật’, , ‘action: việc kiện cáo, tố tụng’, ‘bill: dự luật’, ‘hearing: phiên toà’, ‘execute: ký kết (hợp đồng)’‘maintenance: tiền chu cấp’, ‘consideration: tiền thưởng, tiền công’, ‘party: bên (trong một hợp đồng hoặc một vụ kiện)’,‘title: quyền sở hữu (tài sản)’, ‘instrument: văn kiện’, ‘tender: sự bỏ thầu’, ‘due diligence: thẩm định/điều tra chi tiết’, ‘rule: phán quyết, quyết định’, ‘to serve: tống đạt, gởi’. Một số ví dụ về từ phổ thông mang nghĩa pháp lý:

– He brought an action (phát đơn kiện) against her.

– Who holds the title to the land (có quyền sở hữu đất đai đó )?

– An exact sale price will be set after due diligence (thẩm định chi tiết) is completed in May.

– Instruments (các văn kiện) of ratification, acceptance, approval or access are to be deposited by the Secretary-General of the United Nations.

– A court hearing (phiên toà) ruled (phán quyết) the directors had acted illegally.

– Is this solution acceptable to all parties ( giải pháp này có được chấp nhận đối với tất cả các bên liên quan)?

2.1.3 Từ cổ

Một số từ cổ như ‘hereinafter’ (trạng từ): dưới đây, sau đây, ‘darraign’ (động từ): giải quyết một lời buộc tội/tranh luận , ‘surrejoinder’ (danh từ): câu trả lời của nguyên đơn cho lời cãi của bị cáo, ‘aforesaid’/aforementioned(tính từ): vừa đề cập…v.v. rất ít được sử dụng trong tiếng Anh hiện đại nhưng lại rất phổ biến trong tiếng Anh pháp lý. Phổ biến nhất là các trạng từ ‘here’ và ‘there’ cộng với một giới từ thường làm trạng ngữ chỉ một văn bản hoặc văn kiện mà chúng xuất hiện hoặc một văn bản đang được đề cập tới. Một số ví dụ về từ cổ:

– The technical specifications are attached hereto (to this contract/document: kèm theo đây)

– This Agreement and the benefits and advantages herein (appearing in the contract/document: ở đây/trong văn kiện này) contained are personal to each member and shall not be sold, assigned, or transferred by the Member.

This is to confirm that Shandong Yuanda Food Co., Ltd (hereinafter referred to as the Seller: sau đây gọi tắt là Bên bán) and _________( hereinafter referred to as the Buyer: sau đây gọi tắt là Bên mua).

– In this event, the contract shall be terminated forthwith (ngay lập tức).

2.1.4 Từ La tinh

Do nhiều nguyên nhân lịch sử, ta thấy có khá nhiều sự hiện diện của các thuật ngữ La-tinh trong văn bản viết pháp lý. Một số thuật ngữ được dùng nhiều đến nỗi chúng trở thành tiếng Anh phổ thông như ‘ad hoc’ (đặc biệt), ‘bona fide’ (thiện ý, trung thực), ‘affidavit’ (bản khai làm chứng), ‘de facto’ (thực tế), ‘et cetera’ (vân vân). Tuy nhiên, rất nhiều từ La tinh khá lạ lẫm vì rất ít được dùng trừ trong các văn bản pháp lý như ‘ad item’ (cho mục đích của vụ kiện), ‘ad valorem’ (theo giá trị), ‘caveat emptor’ (người mua tự liệu), ‘ex parte’ (của một bên, từ một bên), ‘in curia’ (công khai tại toà), ‘ipso facto’ (chính sự việc ấy), ‘obiter dictum’ (án lệ tham khảo), ‘per diem’ (mỗi ngày), ‘post mortem’ (khám nghiệm tử thi), ‘pro bono’ (miễn phí), ‘ratio decidendi’ (án lệ bắt buộc), ‘sub judice’ (vụ đương cứu).v.v. Xin xem một số ví dụ từ La tinh thường được dùng trong tiếng Anh:

– An ad hoc (dành cho mục đích này) committee was formed.

– VAT is an ad valorem (tính the giá trị) tax.

– Is it a bona fide (hợp pháp), reputation organization?

Một số từ La tinh thường thấy trong các văn bản pháp lý

– They have entered a caveat (đưa ra lời cảnh cáo).

– Mr Kunstler is handling the case pro bono (miễn phí)

– The newspaper claimed it did not know the material sub judice (vụ đượng cứu)

2.1.5 Từ nước ngoài

Một số từ mượn từ tiếng Pháp vẫn phổ biến trong tiếng Anh pháp lý như ‘accounts payable (số tiền phải trả/số tiền nợ), ‘accounts receivable’ (số tiền sẽ thu được), ‘attorney general’ (tổng chưởng lý), ‘court martial’ (toà án quân sự) và một số từ hết sức cơ bản và quen thuộc trong hệ thống tiếng Anh pháp lý nhưng thực ra có nguồn gốc từ tiếng Pháp như ‘agreement’ (hợp đồng), ‘arrest’ (bắt giữ), ‘estate’ (tài sản), ‘plaintiff’ (nguyên đơn), ‘plea’ (lời bào chữa).

2.1.6 Cụm giới từ

Một đặc trưng phổ biến khác nhưng lại là thách thức không nhỏ đối với người dịch pháp lý là việc sử dụng thường xuyên các cụm giới từ trong lĩnh vực pháp lý như ‘in consideration of’, ‘pursuant to’, ‘subject to’, ‘without prejudice to’, ‘with prejudice’, ‘without prejudice’. Một số ví dụ về cụm giới từ:

– All pending lawsuits between the two companies will be dismissed with prejudice (bị bác bỏ không có quyền đem ra xử trở lại).

– The findings were accepted without prejudice (có quyền đem ra xử lại).

Thêm vào các thách thức này là sự khác biệt về nghĩa của một số cụm giới từ như ‘according to’ và ‘in accordance with’, ‘subject to’ và ‘pursuant to’. Xin xem hai ví dụ:

– According to the bylaws, the board of directors has five members.

– The decision to declare a dividend was adopted by the board of directors in accordance with the bylaws.

Từ ‘bylaws’(quy chế) sau ‘according to’ chỉ thông tin về số thành viên của ban giám đốc vì thế nên dịch ‘theo quy chế’ (thông tin) nhưng từ ‘bylaws’ (quy chế) sau ‘in accordance with’ lại là ‘luật’, ‘điều luật’ chi phối việc thông qua quyết định của ban giám đốc vì thế phải dịch ‘tuân theo quy chế/theo đúng quy chế (luật/điều luật).

2.1.7 Từ đồng nghĩa/gần nghĩa

Một số trong các kết hợp đặc trưng nhất là các từ đồng nghĩa/gần đồng nghĩa kết hợp lại, lúc là ba từ (trinomials) như ‘ give, devise and bequeath’ nhưng thường là hai từ (binomials) như ‘ true and correct’. Các từ như thế có thể là danh từ ‘convenants and obligations’, động từ ‘cancel, annul and set aside’, tính từ ‘null and void’, trạng từ ‘willfully and knowingly’ và thậm chí giới từ ‘by and between’.

Một số ví dụ tiêu biểu về từ đồng nghĩa/gần nghĩa:

– He was found guilty of assault and battery (hành hung). (danh từ)

– All invoices shall be due and payable (phải trả) upon presentation. (tính từ)

– She was accused of aiding and abeting (khuyến khích/giúp đỡ ai trong một hoạt động tội phạm) a fraud. (động từ)

– In many states, firms are jointly and severally (liên đới chung và riêng) liable for injuries caused at work. (trạng từ)

– This SALE and PURCHASE AGREEMENT is made this fourteenth day of March, 2000, by and between X and Y (giữa X và Y)…. (giới từ)

2.1.8 Các cặp từ chỉ mối quan hệ hỗ tương/đối lập qua cách dùng –ER/OR và –EE

– Một số danh từ tận cùng bằng hậu tố -er/-or chỉ ‘người nhận /cho ai cái gì’ còn danh từ tận cùng bằng hậu tố -ee chỉ ‘người nhận’. Sau đây là các cặp từ nói trên và các ví dụ

– licenser – licensee ( bên cấp phép và bên được cấp phép)

– lessor – lessee ( người chủ cho thuê nhà và người thuê nhà)

– consignor – consignee ( bên gửi hàng và bên nhận hàng)

– The package must be marked with the consignor’s name and address (tên và địa chỉ của người gởi hàng).

– The lessor (người chủ cho thuê nhà) gives the lessee (người thuê nhà) the use of a building.

– We have informed the consignee (bên nhận hàng) of  the delivery date.

  1. 1 Đặc trưng ngữ pháp

3.1.1 Cấu trúc bị động

Một đặc trưng ngữ pháp nổi bật của tiếng Anh pháp lý là việc sử dụng thường xuyên các động từ ở dạng bị động (is agreed, is made, shall be construed and governed, is construed or interpreted). Trong những văn bản sau, ta có thể thấy nhiều cấu trúc động từ kề liền nhau được dùng ở dạng bị động.

– The acronym EURES shall be used exclusively within EURES. It shall be illustrated by a standard logo, defined by a graphic design scheme. The logo shall be registered as a Community trade mark at the Office for Harmonization in the Internal Market (OHIM). It may be used by the EURES members and partners.

– A chargeback will be issued to the Vendor for the cost of inspection, repairs, transportation and handling of an order that is rejected in the United State. All non-repairable second quality garments will be charged accordingly if they exceed 0.25% of order received quantity.

– If more than one factory is used to produce merchandise, a separate acknowledgement form must be provided for each factory. A new acknowledgement form must be sent annually or if changes occur in order to ensure accurate and current factory information is maintained.

3.1.2 Danh hóa (nominalization)       

Các danh từ phái sinh từ động từ thường được dùng thay cho động từ như ‘to give consideration to’ thay vì ‘to consider’, ‘to be in opposition’ chứ không phải ‘to oppose’, ‘to be in agreement’, thay cho ‘to agree’…..

– If the board holds a meeting (meet) on Friday, it will probably come to the conclusion (conclude) and the time has come to take an action (act).

  1. Kỹ thuật/phương thức dịch tiếng Anh pháp lý

4.1 Chuyển đổi từ loại (transposition)                                                         

Chuyển đổi từ loại được hiểu ở đây là việc thay thế một phạm trù ngữ pháp bằng một phạm trù ngữ pháp khác trên cơ sở cả hai được xem là có cùng nghĩa. Trong tiếng Anh pháp lý khi câu tiếng Anh là ‘The defendant said…’ (Bị cáo nói…): cấu trúc động từ và được dịch sang tiếng Việt là ‘Theo bị cáo thì….’ (According to the defendant): cụm giới từ có hạt nhân là danh từ thì ta đã áp dụng kỹ thuật chuyển đổi tự loại.

4.1.1 Động từ thay cho danh từ

Tiếng Anh pháp lý có khuynh hướng dùng ‘cấu trúc danh từ’ thì ở tiếng Việt lại ưa thích ‘cấu trúc động từ’

Upon the conclusion of this Agreement (Khi hợp đồng này được ký kết/khi ký kết hợp đồng này): ‘when this Agreement was concluded).

Shipment is to be effected 30 days after the acceptance of the relevant L/C (sau khi L/C liên quan được chấp nhận: after the relevant L/C was accepted).

4.1.2 Danh từ thay cho tính từ

– He was set free (Hắn ta được trả tự do: ‘he was granted freedom’)

4.1.3 Cấu trúc chủ động thay cho bị động

– The Seller shall not be held responsible for late delivery.

Bên bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng trể.

– It is mutually agreed that….

– Hai bên đồng ý rằng….

The parties hereto have caused this Contracto be executed in accordance with their respective law the day and year first above written.

Các bên trong hợp đồng này đã ký kết hợp đồng này theo luật pháp tại nước của mỗi bên vào ngày được ghi đầu tiên ở trên.

4.2 Biến thái/điệu (modulation)

Nếu chuyển đổi từ loại ảnh hưởng đến chức năng cú pháp thì biến thái/điệu liên quan đến phạm trù ngữ nghĩa. Khi ta dịch một câu tiếng Anh ‘Human rights violators would be brought to justice’ sang tiếng Việt là ‘Các nhà vi phạm nhân quyền sẽ bị truy tố trước tòa (be prosecuted before the court)’thì ta đã áp dụng phương thức biến thái/điệu trong câu dịch trên ‘cụ thể’ (court: tòa án) thay cho ‘trừu tượng’ (justice’: công lý)

4.3 Mở rộng/giải thích (expansion)

‘Grand larceny’ tương đương ở tiếng Việt với từ ‘larceny’ là ‘ăn cắp’ nhưng tính từ ‘grand’ được mở rộng thành tố thành ‘một số tiền lớn hoặc những đồ đạc có giá trị’, ‘date rape’, từ ‘rape’ là ‘tội cưỡng hiếp’ nhưng ‘date’ thì được dịch như giải thích là ‘người bạn hẹn hò’. Các thuật ngữ như ‘case law: án lệ’ nên áp dụng phương thức mở rộng/giải thích là ‘luật do thẩm phán làm ra’ và ‘statutory law: luật thành văn’ nên dịch là ‘luật do nghi viện ban hành’. Hai chức danh luật sư trong tiếng Anh ‘barrister’ và ‘solicitor’ thì từ đầu nên dịch là ‘luật sư tranh tụng’ và từ sau là ‘luật sư cố vấn’. Thuật ngữ ‘jurisdiction’dù chỉ là một từ nhưng áp dụng kỹ thuật dịch mở rộng sẽ được dịch là ‘quyền thực thi pháp lý’.

Kỹ thuật dịch mở rộng là một trong những kỹ thuật có thể áp dụng trong dịch bất kỳ/ hầu hết từ loại nào và thường liên quan đến kỹ thuật chuyển đổi từ loại (4.1), như vậy ‘tính từ’ hay ‘trạng từ’ trong tiếng Anh ‘out-of court’: bên ngoài tòa trong ‘an out-of-court settlement’ sẽ được dịch thành ‘sự hòa giải không cần đến tòa án’ và ‘the case was settled out of court’ thành ‘vụ kiện được giải quyết mà không cần đưa ra tòa để xét xử’

4.4 Đề hóa (thematisation)

Việc phân biệt chủ ngữ ( subject) và vị ngữ (predicate) theo ngữ pháp truyền thống và đề (theme) và thuyết (rheme) theo ngữ pháp chức năng là rất hữu ích cho người dịch. Nếu lấy một ví dụ như ‘At home I don’t do much painting’ thì rõ ràng chủ ngữ là ‘I’ và vị ngữ là ‘don’t do much painting at home’. Tuy nhiên, nếu câu trên được phân tích theo quan điểm ‘ưu tiên’ cho một trong những thành phần của nó (at home đặt ở đầu câu) so với các thành phần khác thì có thể xem cụm từ ‘at home’ được chọn làm ‘đề’ và phần còn lại ‘I don’t do much painting’ được xem là ‘thuyết’. Theo các nhà lý thuyết dịch chuyên ngành pháp lý (Alcaraz & Hughes [1]), mục đích lựa chọn này thường là nhấn mạnh hoặc tương phản

4.1.1 Chuyển đổi tác nhân của hành động thành chủ ngữ

– This Contract is made by and between the Buyer and the Seller, whereby the Buyer agrees to buy and the seller agrees to sell the under-mentioned commodity according to the terms and conditions stipulated below:

Bên mua và Bên bán lập ra hợp đồng này, theo đó Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán mặt hàng được đề cập sau đây theo các điều kiện được quy đinh dưới đây. ‘by and between the Buyer and the Seller (tác nhân của hành động) à The Buyer and the Seller (chủ ngữ).

4.1.2 Chuyển đổi trạng ngữ thành chủ ngữ

– The production design, technology of  manufacturing, means of testing, materials prescription,  standard of quality and training of personnel shall be stipulated in Chapter 4 in this Contract.

– Chương 4 của hợp đồng này quy định về các kiểu dáng sản phẩm, công nghệ chế tạo các phương pháp kiểm tra, phương pháp phối chế nguyên vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng và việc đào tạo nhân viên: ‘in the Chapter 4 in this Contract (trạng ngữ ) à Chapter 4 in this Contract (chủ ngữ).

4.1.3 Chuyển đổi vị ngữ thành chủ ngữ

– This is the final arbitration award and binding on both Contracting Parties.

Phán quyết này của trọng tài là quyết định và ràng buộc cả hai bên ký kết: ‘arbitration award’ (vị ngữ) à This arbitration award (chủ ngữ).

  1. Kết luận

Để nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của tiếng Anh pháp lý từ góc độ dịch thuật, chúng tôi xin mượn lời của Morry Sofer [6]: ‘Để có được một nghề dịch thành công, việc hiểu biết hai hay nhiều ngôn ngữ là chưa đủ, người ta cũng nên theo đuổi một lĩnh vực chuyên ngành chính như pháp luật, y học, thương mại v.v.’ (For a successful translation career, the knowledge of two or more languages is not enough. One should also pursue a major technical area, such as law, medicine, business, etc…) Việc ít chú ý đến dịch thuật chuyên ngành trong đó có tiếng Anh pháp lý vẫn để lại một khoảng trống hấp dẫn cho các người yêu thích lĩnh vực dịch chuyên ngành như y học, thương mại và pháp lý khai phá. Chúng tôi hy vọng rằng bài báo này là một đóng góp nhỏ cho nỗ lực đó.

Tài Liệu Tham Khảo

[1] Alcaraz, E & Huges, B. 2002. Legal Translation Explained. Manchester St. Jerome Publishing.

[2] Hồ Canh Thân & Cộng tác. 2007. Soạn Thảo và Dịch Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế . Nguyễn Thành Yến dịch. NXB Tổng Hợp Thành phố HCM.

[3] Hồ Đắc Túc . 2012. Dịch Thuật và Tự Do. Công ty TNHH Sách Phương Nam và Đại học Hoa Sen.

[4] Lê Hùng Tiến. 1999. Một Số Đặc Điểm của Ngôn Ngữ Pháp Luật Tiếng Việt. Luận văn tiến sĩ.

[5 ] Nguyễn Phước Vĩnh Cố. 2011. Đặc Tính Từ Vựng và Ngữ Pháp của Tiếng Anh Pháp Lý. Truy cập ngày 20/3/2016 từ https//:nguyenphuocvinhco.com

[6] Sofer, M. 2009. The Translator’s Handbook. Schreiber Publishing, Inc.

[7] Williams, C. 2004. Legal English and Plain English: an Introduction, ESP Across Cultures 1, pp 111-124

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: