Bettertogether.

PHƯƠNG THỨC SAO PHỎNG (CALQUE) CỦA VINAY & DARBELNET & CỤM TỪ ‘HIỆP HỘI VIỄN THÔNG TÀI CHÍNH LIÊN NGÂN HÀNG TOÀN CẦU’ (SWIFT /swift/)

Nguyễn phước vĩnh cố

A learner of the University of  Google

CALQUE /kælk/: PHƯƠNG THỨC SAO PHỎNG

Theo Vinay và Darbelnet [4], ‘Sao phỏng là một loại dịch vay mượn đặt biệt (A calque is a loan translation of a particular kind): toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa (a complete syntagma (syntactic unit) is borrowed, but its individual elements are translated literally). Vinay và Darbelnet chia dịch sao phỏng ra làm hai loại:

– Vay mượn từ vựng (lexical borrowing): tôn trọng cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc/nguồn, đồng thời giới thiệu một phương thức mới của từ ngữ.

Ví dụ, ‘Compliments de la saison’ của tiếng Pháp được sao phỏng từ tiếng Anh ‘Compliments of the season’ (những lời chúc mừng nhân ngày lễ).

– Vay mượn cấu trúc (structural borrowing): giới thiệu một cấu trúc mới ở ngôn ngữ dịch/mục tiêu.

Ví dụ, ‘science-fiction’ của tiếng Pháp được sao phỏng cấu trúc từ tiếng Anh ‘science-fiction’ (truyện khoa học viễn tưởng).

PETER NEWMARK & LỐI DỊCH SAO PHỎNG (CALQUE)

Newmark P. (1988), trong ‘A Textbook of Translation’ cho rằng lối dịch sát nghĩa của các kết hợp thông thường (common collocations), tên các tổ chức (names of organizations), thành phần của các từ ghép (components of compounds) và có lẽ cụm từ (compliments de la saison) đều được biết đến là lối dịch sao phỏng (calque) hay dịch vay mượn (loan translation).

CÁC VÍ DỤ VỀ LỐI DỊCH SAO PHỎNG (CALQUE)

Một số ví dụ về lối dịch sao phỏng ta thường gặp ở các kết hợp thông thường trong tiếng Anh thương mại: ‘black market’ (chợ đen), ‘hot money’ (tiền nóng), ‘baby bond’ (cổ phiếu ấu nhi), ‘heavy industry’ (công nghiệp nặng), ‘light industry’ (công nghiệp nhẹ) ‘white-collar workers’ (công nhân cổ cồn trắng) tên các tổ chức, cơ quan: ‘European Union’ (Liên Hiệp Châu Âu), ‘International Monetary Fund’ (Qũy Tiền Tệ Quốc Tế), ‘World Bank’ (Ngân Hàng Thế Giới) và các từ ghép thông thường: ‘showroom’ (phòng trưng bày), ‘pawnshop’ (tiệm cầm đồ). Qua cách dịch sao phỏng, ta thấy từ nào cũng được ‘dịch đồ theo’ (calque) nguyên nghĩa từ ấy, còn vị trí của từ được sắp xếp theo cú pháp tiếng Việt. Trong trường hợp dùng từ Hán-Việt thì vị trí không thay đổi, ví dụ như: ‘superman’ (siêu nhân), ‘total productivity’ (tổng sản lượng). Trong tiếng Việt, có một cụm từ được dịch theo lối sao phỏng từ tiếng Anh nay đã trở thành cố định: cụm từ ‘thân thiện với người dùng’ (user-friendly), về sau người ta dịch đồ theo ‘thân thiện với môi trường’ (environment(ly)-friendly), ‘thân thiện với sinh thái’ (eco-friendly). Thực ra, tính từ ‘friendly’ khi được dùng trong tính từ ghép vừa có nghĩa ‘hữu ích và dễ sử dụng’, ví dụ: user-friendly computer system (hệ thống máy tính dễ sử dụng cho người dùng lại vừa có nghĩa ‘có ích / không có hại cho ai / cái gì’, ví dụ: environment(ally)-friendly farming methods (các phương pháp canh tác không hại đến môi trường), và cụm từ ‘family-friendly’ có nghĩa ‘phù hợp cho người lao động có con mọn’, ví dụ ‘family-friendly policies’ / ‘working hours’.

ĐỒNG MINH PHƯƠNG TÂY LOẠI NGA KHỎI HỆ THỐNG SWIFT

Ngày 26/2 các đồng minh phương Tây đều đã nhất trí loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Đây được xem là một trong những biện pháp trừng phạt khắt khe nhất đối với Nga sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.

HỆ THỐNG SWIFT LÀ GÌ?

Theo từ điển Collins, SWIFT là tên viết tắt của cụm từ ‘Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (được dịch là ‘Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu’).

SWIFT /swɪft/ or Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication

ABBREVIATION

(Finance: Banking)

SWIFT is an organization that supplies secure messaging services and software to financial institutions.

(SWIFT là một tổ chức cung cấp phần mềm và dịch vụ nhắn tin an toàn cho các tổ chức tài chính.)

SWIFT is a dedicated computer network to support funds transfer messages internationally between over 900 member banks worldwide.

(SWIFT là một mạng máy tính chuyên dụng để hỗ trợ các tin nhắn chuyển tiền quốc tế giữa hơn 900 ngân hàng thành viên trên toàn thế giới.)

SWIFT is an international consortium of member banks operating a worldwide system for transfer of money and messages.

(SWIFT là một tập đoàn quốc tế gồm các ngân hàng thành viên điều hành một hệ thống chuyển tiền và tin nhắn trên toàn thế giới.)

VINAY VÀ DARBELNET, NEWMARK VỀ LỐI DỊCH SAO PHỎNG (CALQUE)

Từ định nghĩa của Vinay và Darbelnet  về ‘sao phỏng’: ‘toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa (a complete syntagma  (syntactic unit) is borrowed, but its individual elements are translated literally’ và nhận xét của Newmark ‘lối dịch sát nghĩa của các kết hợp thông thường (common collocations), tên các tổ chức (names of organizations), thành phần của các từ ghép (components of compounds) … đều được biết đến là lối dịch sao phỏng (calque) hay dịch vay mượn (loan translation).’ Vậy, việc dịch cụm từ ‘Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication’ sang tiếng Việt là ‘Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu)’ được xem là ‘lối dịch sao phỏng’ và nhận xét của Newmark  về áp dụng phương pháp này đối với ‘tên các tổ chức’ là chính xác nhất.

TÊN TIẾNG ANH CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC SAO PHỎNG

Sau đây là một số cụm từ viết tắt và đầy đủ của các tổ chức quốc tế được dùng nhiều ở Việt Nam được dịch sang tiếng Việt bằng lối dịch  sao phỏng (calque) được trích ra từ báo ‘VnExpress’:

Tên viết tắt       Tên đầy đủ tiếng Anh      Tên đầy đủ tiếng Việt

AFC     Asian Football Confederation     Liên đoàn bóng đá châu Á

APEC     Asia – Pacific Economic Cooperation     Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN    Association of Southeast Asian Nations    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CIA     Central Intelligence Agency     Cục Tình báo Trung ương Mỹ

FAO    Food and Agriculture Organisation    Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FBI    Federal Bureau of Investigation    Cục điều tra Liên bang Mỹ

IAEA     International Atomic Energy Agency     Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

ICC     International Chamber of Commerce     Phòng Thương mại Quốc tế

IMF     International Monetary Fund     Quỹ Tiền tệ Quốc tế

OECD     Organisation for Economic Co-operation and Development     Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OPEC     Organization of the Petroleum Exporting Countries     Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ

UEFA     The Union of European Football Associations     Liên đoàn bóng đá châu Âu

UN     United Nations     Liên Hợp Quốc     

UNESCO     The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization     Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quôc

UNICEF     The United Nations Children’s Fund     Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

WB     World Bank     Ngân hàng Thế giới

WTO     World Trade Organization     Tổ chức Thương mại Thế giới

WHO     World Health Organization     Tổ chức Y tế Thế giới

Nguồn: Y Vân (báo VnExpress)

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CỤM TỪ & DANH TỪ GHÉP TRONG DỊCH THUẬT

Cách đây hơn một tuần, Face có nhắc lại trên tường của anh Ha Vu Lua Pham một câu hỏi năm 2014 (8 năm rồi) về dịch thuật ngữ thương mại liên quan đến lối dịch sao phỏng (calque): ‘Thấy báo VN toàn dịch ‘asset freeze’ là ‘đóng băng tài sản’. Sao không nói ‘phong tỏa tài sản?’

– Ở đây, người dịch trước hết đã nhầm danh từ ghép (compound) ‘asset freeze’  với ‘cụm từ’ (phrase) (vì cụm từ thường được dịch với lối sao phỏng (như đề cập trên). Lấy ví dụ từ ‘sleeping partner’ nếu là cụm từ, ta sẽ dịch theo phương thức sao phỏng là ‘đối tác đang ngũ’ (partner who is sleeping) nhưng nếu là danh từ ghép, ta sẽ dịch theo phương thức tương đương (equivalence) là ‘đối tác không hoạt động’ (partner who does not take an active role).

P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Sách Tham Khảo

[1] Newmark P. (1988), A Textbook of Translation, Prentice Hall, New York and London.

[2]Richards & et al (1999), Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics, Longman.

[3] Trịnh Nhật (2011), Thử Đi Tìm Cái Tương Đương Trong Phiên Dịch. Truy cập ngày 2/12/2011 từ vny2k.net/…/FrankTrinh_TuongduongTrongPhie…

[4] Vinay J.P. & Darbelnet J. (ed), ‘Translation Procedures’ p.p 61-69 in Chesterman .A. (1989), Readings in Translation Theory, Loimaan Kirjapaino Oy.

TỪ ĐIỂN THAM KHẢO

[1] Từ Điển Anh-Việt (Viện Ngôn Ngữ Học). NXB Văn Hóa Sài Gòn (2007).

[2] Từ Điển  Kinh Tế Kinh Doanh Anh-Việt. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật (2000).

[3] Từ Điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary, NXB Oxford University Press (2005).

[4] Từ Điển Longman Business English Dictionary, NXB Longman (2007).

Categorised in: dịch thuật, dịch thuật chuyên ngành, Khoa học và Kỹ thuật

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: