Bettertogether.

TÍNH TỪ TRONG MỘT THÀNH NGỮ VÀ MỘT PHƯƠNG THỨC DỊCH

TÍNH TỪ TRONG MỘT THÀNH NGỮ VÀ MỘT PHƯƠNG THỨC DỊCH

Nguyễn phước vĩnh cố

Nếu ta gặp một thành ngữ như thế này ‘You are up the creek without a paddle’ (if you have never had a course in economics) và có kiến thức về thành ngữ đó (be in a difficult or bad situation) thì dễ dàng dịch là ‘Bạn gặp khó khăn’ (nếu bạn chưa …). Tuy nhiên, nếu bạn gặp thành ngữ đó nhưng lại có một tính từ như ‘proverbial’ (thuộc về tục ngữ/phương ngôn) trước danh từ ‘creek’ thì lại là một vấn đề trong dịch mà theo như Peter Newmark nói ‘Không có vấn đề, không có lý thuyết dịch’ (No problem, no theory of translation)  

– You are up the PROVERBIAL creek without a paddle’ (if you have never had a course in economics.

Thành ngữ này đặt người dịch 2 vấn đề. Thứ nhất, theo Alan duff trong giáo trình ‘Translation’, dịch idioms (đặc ngữ/thành ngữ ) trong đó có tục ngữ, phương ngôn (proverbs, sayings) nổi tiếng là không dịch được (notoriously untranslatable): ý nói gây thách thức cho người dịch. Một trong những cách theo Alan Duff là tìm một tương đương gần nhất (use a close equivalent). Vậy, từ kiến thức về thành ngữ của người dịch cho ta biết ‘up the creek without a paddle’ là gặp khó khăn, không xuôi chèo (mát mái), tương đương với ‘in trouble’ … Tuy nhiên cái khó thứ hai là tính từ ‘proverbial’ (thuộc về tục ngữ/phương ngôn) nằm trước ‘creek’ nên dịch như thế nào?.

PHƯƠNG THỨC  CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI (TRANSPOSITION) CỦA VINAY & DARBELNET

Theo phương thức ‘Chuyển đổi từ loại ‘ (Transposition) có nghĩa là thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác mà không thay đổi nghĩa của thông điệp (transposition means the replacing of one word-class by another without changing the message) của Vinay & Darbelnet thì ta nên chuyển nó (ở đây là tính từ) thành câu cho thuận tai, tự nhiên ở tiếng Việt nên câu trên có thể dịch là ‘Bạn sẽ không xuôi chèo mát mái/bạn sẽ gặp rắc rối, như một tục ngữ/phương ngôn nói ( ‘tính từ ‘proverbial’ thành ‘as a proverb/saying goes’, nếu bạn chưa từng học một khóa học về kinh tế’.

TỪ ĐIỂN ANH-VIỆT DỊCH ‘TÍNH TỪ’ TRONG MỘT THÀNH NGỮ BẰNG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN LOẠI

Trong từ điển Anh-Việt (tr1404, 4) thành ngữ ‘He is the PROVERBIAL square peg in a round hole’ có tính từ ‘proverbial’ đứng trước  một danh từ ‘square peg’ và tính từ ‘proverbial’ (thuộc về tục ngữ/phương ngôn) được dịch thành một câu ‘như tục ngữ nói’ và thành ngữ này được dịch sang tiếng Việt là ‘Anh ta, như tục ngữ nói, ở tình trạng nồi tròn vung méo’.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Đoàn Thanh Đức. 2005 . Giáo Trình Lý Thuyết Dịch. Translation Theory. Khoa  Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.

2. Alan Duff. 1996. Translation. Oxford University Press.

3. Vinay J.P. & Darbelnet J. (ed), ‘Translation Procedures’ p.p 61-69 in Chesterman .A. (1989), Readings in Translation Theory, Loimaan Kirjapaino Oy.

4. Từ điển Anh-Việt.  nxb Văn Hóa Sài Gòn. Viện Ngôn Ngữ Học (1993).

Thạc gián, 6 / 3 / 2021

Categorised in: dịch thuật, ngôn ngữ

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: