Bettertogether.

XIN HÂN HẠNH GIỚI THIỆU 2 THUẬT NGỮ ‘LANGUE’ VÀ ‘PAROLE’ ĐƯỢC THẦY TRƯƠNG QUANG ĐỆ* ĐỀ CẬP TRONG LỜI BẠT CUỐN SÁCH ‘NGÔN NGỮ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TẠI LỚP (A HANDBOOK OF CLASSROOM EXPRESSIONS COMMONLY USED BY TEACHERS OF ENGLISH)* CỦA THẦY TRẦN VĂN PHƯƠNG*

XIN HÂN HẠNH GIỚI THIỆU 2 THUẬT NGỮ ‘LANGUE’ VÀ ‘PAROLE’ ĐƯỢC THẦY TRƯƠNG QUANG ĐỆ* ĐỀ CẬP TRONG LỜI BẠT CUỐN SÁCH ‘NGÔN NGỮ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TẠI LỚP (A HANDBOOK OF CLASSROOM EXPRESSIONS COMMONLY USED BY TEACHERS OF ENGLISH)* CỦA THẦY TRẦN VĂN PHƯƠNG*

Lần đầu tiên (năm 1984) tôi hiểu được khái niệm của 2 thuật ngữ ‘langue’ và ‘parole’ được thầy Trương Quang Đệ giới thiệu và dẫn giải qua bài viết: ‘TỪ  LÝ  THUYẾT  PHÁT  NGÔN  ĐẾN  HOẠT  ĐỘNG  NGÔN  NGỮ  CỦA  NGƯỜI  GIÁO  VIÊN  TẠI  LỚP  NGOẠI  NGỮ’.

Trong lời bạt cuốn sách này, thầy Trương Quang Đệ khi nói về ‘langue’ đã dẫn khởi ‘… không ít người nghĩ rằng học ngoại ngữ là học các luật ngữ âm, ngữ pháp và một số từ ngữ để rồi có thể vận dụng chúng trong một hoàn cảnh giao tiếp. Cần phải nói thêm rằng các luật ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng nói trên được quan niệm như là những yếu tố của một hệ thống ít nhiều mang tính hình thức, tách khỏi các tình huống thực tế.’ và thầy viết tiếp ‘sở dĩ có quan niệm như vậy là vì trong hằng chục năm qua, tư tưởng ngôn ngữ thống trị từ Saussure cho đến Chomsky là ngôn ngữ hệ thống tách khỏi lời nói cụ thể. Mọi người đều biết các sự đối lập nổi tiếng langue (ngôn ngữ*) / parole (lời nói*) và competence (kỹ năng tiềm ẩn*) / performance (vận dụng thực tế*). Trong các sự đối lập đó, các nhà ngôn ngữ học cấu trúc và tạo sinh chuyển đổi chỉ đặt trọng tâm nghiên cứu vế đầu là ‘langue’ / ‘competence’. Chúng ta không phải phủ nhận rằng việc định giới hạn cho sự nghiên cứu ngôn ngữ là cần thiết và sự đóng góp của nhà nghiên cứu hệ thống là rất to lớn. Tuy nhiên, đối với việc học tập hay giảng dạy ngoại ngữ thì việc nghiên cứu lời nói là một vấn đề hết sức quan trọng. Ai cũng nhận thức được dễ dàng rằng mong muốn diễn đạt một ý nào đó, sự hiểu biết về phép đặt câu hay phép dùng từ không thể giúp chúng ta thực hiện được việc diễn đạt một cách chính xác. Vấn đề đặt ra ở đây là trong hoàn cảnh cụ thể nào cần có một lời nói cụ thể thích hợp mới làm toát lên ý nghĩa mình cần nói. Rõ ràng ta thấy vấn đề ý nghĩa ở đây được mở rộng ra khỏi phạm vi kết cấu từ vựng – ngữ pháp trong hệ thống hình thức để quán triệt cả ý nghĩa tình huống có tính chất tâm lý – xã hội của ngôn ngữ’. (dẫn theo Trương Quang Đệ trong ‘A Handbook of Classroom Expressions Commonly Used by Teachers of English’ tr. 5 & 6).

* Thầy Trương Quang Đệ nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Đại học Sư phạm Huế .

*  Thầy Trần Văn Phương nguyên cán bộ giảng dạy kiêm Trưởng ban tiếng Anh .

* Cuốn ‘A Handbook of Classroom Expressions Commonly Used by Teachers of English’ được xuất bản năm 1984.

* langue (ngôn ngữ*) / parole (lời nói*) và competence (kỹ năng tiềm ẩn*) / performance (vận dụng thực tế*) các thuật ngữ tiếng Việt này thầy do Trương Quang Đệ dịch.

Thạc gián, mồng 8 tháng 2 ÂL, 2021

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: