NGOẠI VỊ / CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ (EXTRAPOSITION) TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH (IN ENGLISH GRAMMAR)
Nguyễn phước vĩnh cố
A learner of the University of Google
1. NGOẠI VỊ / CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CỦA CHỦ NGỮ MỆNH ĐỀ* (EXTRAPOSITION OF A CLAUSAL SUBJECT)
Theo Randolph Quirk trong ‘A Grammar of Contemporary English’ [tr. 963] thì loại ‘ngoại vị’ (hay còn gọi chuyển đổi vị trí) quan trọng nhất là loại ngoại vị của chủ ngữ mệnh đề’ (extraposition of a clausal subject). Chủ ngữ mệnh đề (clausal subject) được đặt ở cuối câu, và vị trí chủ ngữ thông thường được thay thế bởi đại từ giả ‘it’. Vậy, câu dẫn đến kết quả có hai chủ ngữ mà ta có thể nhận biết là ‘chủ ngữ’ (được) đặt ở vị trí cuối câu’ (postponed subject) và chủ ngữ giả ‘it’ (anticipatory subject (it)). Như vậy, thay vì câu [1] ta có câu [2]:
– To hear him say that surprised me. [1]
– It surprised me to hear him say that. [2]
Câu [2] thực ra thường được dùng hơn câu [1]
Từ định nghĩa trên ta xem lại một định nghĩa khác về ‘extraposition’ trong một từ điển về Ngôn ngữ học ứng dụng
NGOẠI VỊ/CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ LÀ GÌ?
Theo từ điển Longman về Giảng dạy Ngôn ngữ & Ngôn ngữ học Ứng dụng (tr.134) thì Ngoại vị/chuyển đổi vị trí là ‘tiến trình chuyển một từ, một ngữ, hoặc một mệnh đề đến một vị trí trong câu (mà) khác với vị trí nó thường đứng’.
Ví dụ, chủ ngữ của một số câu có thể được chuyển xuống cuối câu:
a. Trying to get tickets was difficult.
b. It was difficult trying to get tickes.
Trong câu b ‘It’ được gọi là ‘chủ ngữ giả’ (anticipatory subject), và ‘trying to get tickets’ được gọi là ‘chủ ngữ’ (được) đặt ở vị trí cuối câu (postponed subject).
Vậy, ta có thể kết luận cấu trúc chủ ngữ giả, tân ngữ giả thuộc về ngoại vị (extraposition).
2. NGOẠI VỊ / CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CỦA PHÂN TỪ (EXTRAPOSITION OF PARTICIPLE)
Mệnh đề ngoại vị (extraposed clause) có thể là bất kỳ mệnh đề danh ngữ nào (trừ mệnh đề quan hệ). Ngoại vị của một mệnh đề phân từ* đều có thể được chấp nhận trong tiếng Anh.
– It was easy getting the equipment loaded ( = Getting the equipment loaded was easy) nhưng không phổ biến lắm trừ ở lối nói thân mật (informal speech) như:
– It’s no use telling him that.
* Xin xem phần chủ ngữ giả trong Chủ ngữ giả, tân ngữ giả
3. NGOẠI VỊ / CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CỦA MỘT TÂN NGỮ MỆNH ĐỀ** (EXTRAPOSITION OF A CLAUSAL OBJECT)
Theo Quirk, Greenbaum khi tân ngữ là một mệnh đề bắt đầu bằng ‘-ing’ (-ing clause) trong các loại mệnh đề có cấu trúc SVOC thì nó đều có thể trải qua ngoại vị (chuyển đổi vị trí):
– You must find ‘it’ exciting working here.
So sánh. You must find working here exciting.
Working here is exciting
Khi tân ngữ là một mệnh đề nguyên thể (to-infinitive clause) hoặc mệnh đề ‘that’ (that -clause) thì tân ngữ đó cũng phải trải qua ngoại vị (thay đổi vị trí):
– I made ‘it’ my objective to settle the matter.
So sánh: I made to settle the matter my prime objective.
To settle the matter was my prime objective.
** Xin xem phần tân ngữ giả trong Chủ ngữ giả, tân ngữ giả
Đà Nẵng, Thạc gián ngày 24 tháng 5 năm 2021
Trả lời