Bettertogether.

XIN GIỚI THIỆU VỚI BẠN ĐỌC MỘT KỸ THUẬT ‘TÁI DIỄN ĐẠT’ (REFORMULATION) TRONG PHIÊN DỊCH ĐỒNG THỜI (SIMULTANEOUS INTERPRETING) LIÊN QUAN ĐẾN THUẬT NGỮ ‘BÁC SỸ CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG’

XIN GIỚI THIỆU VỚI BẠN ĐỌC MỘT KỸ THUẬT ‘TÁI DIỄN ĐẠT’ (REFORMULATION) TRONG PHIÊN DỊCH ĐỒNG THỜI (SIMULTANEOUS INTERPRETING) LIÊN QUAN ĐẾN THUẬT NGỮ ‘BÁC SỸ CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG’

BÁC SỸ CHUYÊN KHOA & BÁC SỸ CHUYÊN KHOA TAI-MŨI-HỌNG

BÁC SỸ CHUYÊN KHOA: SPECIALIST

Trước hết, ‘bác sĩ chuyên khoa’ ở tiếng Việt có thể tương đương với từ ‘specialist’ /ˈspeʃəlɪst/ trong tiếng Anh.

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG: 1. ENT SPECIALIST/SPECIALIST IN ENT

Tuy nhiên, để nói một bác sỹ chuyên khoa cụ thể như ‘tai, mũi, và họng’ ta có thể nói ‘an ear, nose and throat (ENT) /ˌiː en ˈtiː/ specialist’ hoặc đặt các từ ‘ear, nose and throat’ (ENT) sau cụm từ ‘specialist in’ như ‘specialist in ear, nose and throat (ENT).

BÁC SỸ CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG: 2. OTORHINOLARYNGOLOGIST

Một cách khác, ta có thể dùng một thuật ngữ có gốc từ tiếng Hy lạp/La tinh như ‘otorhinolaryngologist’ /ˌəʊtə(ʊ)ˌrʌɪnəʊˌlarɪŋˈɡɒlədʒɪst/ (bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng).

KỸ THUẬT ‘TÁI DIỄN ĐẠT’ LÀ GÌ? 

Roderick Jones (2002) trong ‘Conference Interpreting Explained’ giới thiệu một kỹ thuật trong phiên dịch đồng thời gọi là ‘reformulation’ (tái diễn đạt) để giúp người dịch tránh được một số câu dài, phức tạp mà theo ông nên chia nhỏ thành các câu ngắn, dễ hiểu cho người nghe/diễn giả …

TỪ NGỮ KHÔNG CÓ TRONG NGÔN NGỮ DỊCH VÀ KỸ THUẬT ‘TÁI DIỄN ĐẠT’

Theo ông, một trong những khó khăn cơ bản có thể được giải quyết bằng kỹ thuật ‘tái diễn đạt’ là trường hợp ở ngôn ngữ gốc có từ hay khái niệm mà không tồn tại trong ngôn ngữ dịch. Lấy một ví dụ về một tính từ ‘cạn’ (theo nghĩa vật lý là nước không sâu) vốn không tồn tại trong tiếng Pháp vì thế câu ‘Barges cannot use the river in summer because it is too shallow’ (Các xà lan không thể chạy trên con sông này vào mùa hè vì con sông quá cạn) cần thiết phải diễn đạt lại bởi người phiên dịch sang tiếng Pháp thành ‘  Barges cannot use the river in summer because it is not deep enough’ (Các xà lan không thể chạy trên con sông này vào mùa hè vì con sông không đủ sâu).

TỪ NGỮ CÓ TRONG NGÔN NGỮ DỊCH NHƯNG VẪN CẦN TỚI KỸ THUẬT ‘TÁI DIỄN ĐẠT’

Bên cạnh các từ ngữ không có trong ngôn ngữ dịch, vẫn có những trường hợp dù vẫn có từ ngữ trong ngôn ngữ dịch nhưng vẫn ‘diễn giải lại’ vì chúng nghe không tự nhiên lắm nếu được phiên dịch sát nghĩa sang ngôn ngữ dịch.

THAY THẾ ‘OTORHINOLARYNGOLOGIST’ BẰNG ‘ENT SPECIALIST’ HAY CHỈ ‘SPECIALIST’

Roderic Jones giả định một văn bản cần được phiên dịch như sau:

– To diagnose such a throat disorder a general practitioner is not enough. The patient should be referred to an otorhinolaryngologist.

Nếu người phiên dịch đang (phiên) dịch đoạn trên bằng cách tìm các tương đương từ vựng ở ngôn ngữ dịch (target language) như ‘Để chẩn đoán một rối loạn ở họng như thế thì một bác sĩ đa khoa vẫn chưa đủ . Bệnh nhân nên được giới thiệu/chuyển tới… nhưng lại không có khả năng hiểu từ ‘otorhinolaryngologist’ thì chắc chắn người phiên dịch sẽ gặp rắc rối. Một giải pháp có thể là dùng một từ khác ít chuyên môn hơn như ‘ear, nose, throat specialist’. Người phiên dịch có thể chỉ hiểu mơ hồ về những gì đang được ngụ ý nhưng từ đầu câu có thể suy ra rằng bệnh nhân cần một ‘throat specialist’. Người phiên dịch thậm chí cũng có thể dùng đến một thuật ngữ tổng loại (generic term) và chỉ dịch ‘the patient needs to see a specialist’.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: