Bettertogether.

PHƯƠNG PHÁP DỊCH TỪ ĐỐI TỪ (WORD-FOR-WORD TRANSLATION)

PHƯƠNG PHÁP DỊCH TỪ ĐỐI TỪ (WORD-FOR-WORD TRANSLATION)

nguyễn phước vĩnh cố

Peter Newmark trong cuốn sách ‘A Textbook of Translation’ cho rằng ‘Phương pháp dịch từ đối từ’ (word-for-word translation) thường được biểu thị như lối dịch xen hàng, từ của ngôn ngữ gốc ở hàng trên và ngay hàng dưới là từ của ngôn ngữ đích/dịch ( This is often demonstrated as interlinear translation, with the TL immediately below the SL words).

Theo Nguyễn Thượng Hùng trong cuốn sách của ông ‘Dịch Thuật: từ Lý Thuyết đến Thực Hành’ (tr.171) ‘Dịch từ đối từ được mô tả như sau: “Từ trong ngôn ngữ đích được đặt ngay dưới từ của ngôn ngữ gốc, nên cách dịch này được gọi là dịch xen hàng (interlinear translation)

Từ mô tả này, ông cho các ví dụ:

– Từ phía đông thổi về một ngọn  gió lạnh và ẩm.

From side east blow back a wind cold and wet.

(From the east came a cold wet wind).

– Anh thì gầy, nó thì béo.

You are thin, he is fat.

(You are skinny, and he is fat).

Nguyễn Thượng Hùng cũng đưa một thành ngữ mang tính chất văn hóa của Việt Nam được dịch từ đối từ theo nghĩa đen và một thành ngữ tương đương ở tiếng Anh:

– Ăn mày đòi xôi gấc.

Beggars asking for momordica rice

Beggars can’t be choosers.

Peter Newmark cũng nói thêm về phương pháp dịch từ đối từ: ‘Cách dùng chính của phương pháp này là để hiểu được cơ chế của ngôn ngữ gốc hoặc giải thích một văn bản khó trước khi dịch (The main use of word-for-word translation is either to understand the mechanics of the source language or to construe a difficult text as a pre-translation process.)

Dù được định nghĩa và giải thích cặn kẻ như trên nhưng trong một giáo trình Lý Thuyết Dịch ở một trường đại học sau khi nêu định nghĩa của Newmark về ‘dịch từ đối từ’ đã ‘bé cái nhầm’ khi nêu một ví dụ về dịch phương pháp từ đối từ bằng hai hình (ảnh) minh họa, một bằng tiếng Anh ‘COME HERE’ và hình ảnh còn lại là một cô gái kèm theo câu dịch tiếng Việt ‘ĐẾN ĐÂY THÔI’ (?).

Thú thật, là một người học ‘dịch thuật học’ khá lâu nhưng tôi vẫn không hiểu cái ví dụ (thật sinh động!) trên ‘nói điều gì’ về phương pháp dịch thuật này.

Thạc gián, ngày 9 tháng 11 năm 2020

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: