Bettertogether.

PRE-EDITING VÀ POST-EDITING TRONG DỊCH MÁY

PRE-EDITING VÀ POST-EDITING TRONG DỊCH MÁY

Vui lòng dẫn nguồn khi trích lại bài từ blog này!

nguyễn phước vĩnh cố

Pre-editing và post-editing trong dịch máy là ‘sự chuẩn bị trước đầu vào’ và ‘kiểm tra lại sau khi dịch’

SỬA CHỮA NGUYÊN BẢN TRƯỚC KHI MÁY DỊCH (PRE-EDITING)

Sửa chữa nguyên bản trước khi máy dịch là ‘việc xử lý văn bản trước khi máy sẽ

dịch’. Việc này liên quan đến sửa lỗi trong văn bản ngôn ngữ gốc (chủ yếu là ngữ pháp, cách chấm câu và chính tả), loại bỏ sự mơ hồ và đơn giản hóa các cấu trúc (Pre-editing consist in processing the text before machine translation. It typically involves correcting the mistakes in the source text (mainly grammar, punctuation, and spelling), removing the ambiguities, simplifying structures.).

Một vài ví dụ liên quan đến sửa chữa nguyên bản trước khi máy dịch ở tiếng Việt là:

– ‘Công tác phòng, chống tham nhũng đang từng bước được kiềm chế’ sẽ được ‘chỉnh sửa’ thành ‘Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế’.

–  ‘Quy luật chiến tranh là mạnh được yếu thua’ sẽ được ‘chỉnh sửa’ thành ‘Quy luật chiến tranh là kẻ mạnh luôn chiến thắng, kẻ yếu bao giờ cũng thua’ .

– Câu ‘Anh ấy đang ở tình trạng ‘trên bảo dưới không nghe’ khi thuật ngữ này được nói tới ở chủ đề y học thì nó có một loạt đồng nghĩa nào là ‘YẾU SINH LÝ’, ‘BÂT LỰC SINH LÝ’, ‘MẤT KHẢ NĂNG QUAN HỆ’, ‘MẤT KHẢ NĂNG CƯƠNG DƯƠNG’, ‘MẤT KHẢ NĂNG SINH SẢN’….  Tuy nhiên, cần nhớ rằng nếu bạn nhờ Google Translate (GT) dịch các cụm từ trên thì GT dễ dàng nhận điểm 0 tròn trĩnh. Tại sao vậy? vì GT dù có tiếng ‘giỏi’ dịch thuật chuyên ngành nhưng chỉ dịch được duy nhất một nghĩa của một từ đa nghĩa nên nếu bạn am hiểu thuật ngữ y học chỉ cần gõ trên GT câu ‘Anh ấy bị LIỆT DƯƠNG’ thì GT sẽ cho kết quả tuyệt vời’ ‘He is IMPOTENT’ /ˈɪmpətənt/ hay anh ấy bị RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG’ thì GT cũng cho đáp án chính xác là ‘He has ERECTILE DYSFUNCTION//ɪˈrektaɪl  dɪsˈfʌŋkʃ(ə)n/  mà hai thuật ngữ này diễn đạt ý nghĩa của mỹ từ pháp ‘TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE’.

 SỬA CHỮA BẢN DỊCH SAU KHI MÁY ĐÃ DỊCH (POST-EDITING)

Sửa chữa bản dịch sau khi máy đã dịch là ‘là tiến trình mà các dịch giả được đào tạo chuyên nghiệp hoặc các nhà ngôn ngữ xem xét và sửa đầu ra sau khi máy đã dịch để loại bỏ các lỗi vừa mang tính ngữ nghĩa vừa mang tính ngôn ngữ’ (Post-editing is the process by which professionally trained translators or linguists review and correct the MT input to remove the semantic and linguistic errors.).

Một vài ví dụ liên quan đến sửa chữa bản dịch sau khi máy đã dịch là:

– ‘There was no attempt to denationalize the giant state monopolies’ được Google Translate (GT) là ‘Không có nỗ lực nào để (phủ nhận) nhà nước khổng lồ’ được chỉnh sửa bởi người dịch thành ‘Không có nỗ lực nào để tư nhân hóa các độc quyền béo bở của nhà nước’.

– ‘This Contract (hereinafter referred to as the “Contract”) made by and between …’ được GT dịch là ‘Hợp đồng này (sau đây gọi là “Hợp đồng”) được thực hiện bởi và giữa…’ được chỉnh sửa bởi người dịch thành ‘‘Hợp đồng này (sau đây gọi là “Hợp đồng”) được kí kết bởi …’

– ‘IN WITNESS WHEREOF the Parties hereto have executed this Agreement the day and year first above written’ được GT dịch là ‘Để chứng kiến các bên, các Bên đã thực thi Thỏa thuận này ngày và năm đầu tiên trên văn bản’ được chỉnh sửa bởi người dịch thành ‘Để xác nhận/ Để chứng nhận/Để làm bằng chứng hai bên trong hợp đồng đã ký hợp đồng vào ngày ghi tại trang đầu tiên/vào ngày được nêu ở trên tại phần đầu tiên’.

Lưu ý:

* Câu ‘Công tác phòng, chống tham nhũng đang từng bước được kiềm chế’ được GT dịch là ‘Anti-corruption is being gradually controlled’.

* Sau khi được chỉnh sửa câu ‘Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế’ được GT dịch là ‘Corruption is gradually being curbed’.

* Câu ‘Quy luật chiến tranh là mạnh được yếu thua’ được GT dịch là ‘The rule of war is to be strong and weak’.

* Câu được chỉnh sửa ‘Quy luật chiến tranh là kẻ mạnh luôn chiến thắng, kẻ yếu bao giờ cũng thua’ được GT dịch là  ‘The rule of war is that the strong always win, the weak always lose’.

* Có một tính từ trong phiên dịch hay trò chuyện bằng tiếng Anh người nói khi phát âm dễ nhầm lẫn với tính từ ‘impotent’ /ˈɪmpətənt/ là tính từ ‘important’ /ɪmˈpɔː(r)t(ə)nt/. Cẩn thận khi phát âm từ ‘important’ /ɪmˈpɔː(r)t(ə)nt/’.

Categorised in: dịch thuật, dịch thuật chuyên ngành

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: