Bettertogether.

TỪ CÂU HỎI ‘NGÀNH HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HUẾ’ CÓ TỪ MÔ BẰNG TIẾNG ANH ĐẾN ‘NGÀNH HỌC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT DỊCH’

TỪ CÂU HỎI ‘NGÀNH HỌC NGHIÊN CỨU VỀ HUẾ’ CÓ TỪ MÔ BẰNG TIẾNG ANH ĐẾN ‘NGÀNH HỌC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT DỊCH’
n.p.v.c

Câu hỏi (Q): Anh Cố ơi, ngành học nghiên cứu về Huế có từ mô bằng tiếng Anh không anh?

Trả lời (A):

– Trước hết, phải khẳng định rằng trong từ điển tiếng Anh dù chứa lượng từ vựng lên đến vài trăm ngàn từ sẽ không có môn học như ‘Huế học’, ‘Hà nội học’ … v,v.
Tuy nhiên, cấu trúc’nghiên cứu (về) Huế’ hay ‘nghiên cứu (về) Hà nội (gọi gọn hơn là Huế học’, ‘Hà nội học” … thì lại có chung cấu trúc với bộ môn ‘nghiên cứu (về) dịch thuật’ hay ‘dịch thuật học vốn bắt nguồn từ môn ‘translation studies’ do học giả người Mỹ James S. Holmes đặt ra trong bài viết ‘Tên và Bản Chất của Nghiên Cứu Dịch Thuật’(The Name and Nature of Translation Studies) được coi là một tuyên bố cơ sở cho ngành học này.
Từ cấu trúc danh từ ghép trên (noun /adj + noun), người dịch đã sao phỏng (calque) các môn học như ‘văn hóa học’ (cultural studies), ‘quốc tế học’ (international studies), ‘Châu á học’ (Asian studies), ‘Đông phương học’ (Oriental studies), ‘Việt nam học’ (Vietnamese studies) … nên việc dịch bộ môn/ ngành học nghiên cứu về Huế/Huế học có thể sao phỏng sang tiếng Anh là ‘Hue/Huế Studies’.
Cảm ơn chị Myhao Thantrong, giáo viên dạy tiếng Anh tại Huế.

LÝ THUYẾT DỊCH

Câu hỏi (Q): Thầy ơi, cho em hỏi trong tiếng Anh có hình thức nào tương đương với bộ môn ‘lý thuyết dịch’ không thầy ?

Trả lời (A):

SCIENCE OF TRANSLATING/TRANSLATION (Nida, Wilss)

Xin cảm ơn anh Nhật Tân về một câu hỏi tưởng chừng khá đơn giản nhưng có một ‘hình thức’ (từ ngữ …) đòi hỏi một kiến thức và sự lựa chọn. Thứ nhất, cụm từ lý thuyết dịch ở tiếng Việt mà tương đương ở tiếng Anh như anh hỏi có từ thời Nida (1964) trong một bài báo ‘Toward a Science of Translating’ (1964), về sau này thấy Wilss cũng dùng đến trong bài báo ‘The Science of Translation: Problems and Methods’ dịch từ tiếng Đức ‘Uberset- zungswissenscbaft and Methoden’ (1977).

TRANSLATOLOGY (Goffin)
TRADUCTOLOGIE (tiếng Pháp)

Thuật ngữ ‘translatology’ để chỉ các nghiên cứu dịch thuật và được Brian Harris dùng đầu tiên tại đại học Ottawa (1977) trong bài báo ‘Papers in Translatology’. Trong nhiều năm, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong các bài viết liên quan đến dịch thuật. Ở tiếng Anh, ta có thể bắt gặp ‘the art’ hay ‘the craft of translation’, ‘the principles of translation’, ‘the fundamentals’, hoặc ‘the philosophy’. Roger Coffin gợi ý tên gọi ‘translatology’ mà từ cùng gốc của nó ở tiếng Pháp là ‘traductologie’.

TRANSLATION THEORY/THEORY OF TRANSLATION

Trong số các thuật ngữ đó ‘translation theory’/ ‘theory of translation’ (lý thuyết dịch thuật) cũng là thuật ngữ đuợc dùng phổ biến nhất trong các công trình nghiên cứu về dịch thuật bằng tiếng Anh (Nida 1964, Catford 1965, Steiner 1975, Bell 1986, 1991).

TRANSLATION STUDIES

Tuy nhiên, tên gọi do Holmes đề xuất được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là ‘translation studies’ (nghiên cứu dịch thuật/dịch thuật học). Như đề đề cập trên trong bài báo chuyên đề ‘Tên và Bản Chất của Nghiên Cứu Dịch Thuật’ (The Name and Nature of Translation Studies) James Holmes đã lập luận việc áp dụng ‘nghiên cứu dịch thuật (translation studies) là thuật ngữ tiêu chuẩn cho toàn bộ ngành học và các học giả khác đã tán đồng quan điểm của Holmes.

Tài liệu tham khảo

1. Catford, J.C., A Linguistic Theory of Translation, Oxford University, Oxford, 1965.
2. Hatim B., Mason I., Discourse and the Translator, Longman, UK, 1990.
3. Homes J. S., The Name and Nature of Translation Studies, in The Translation Studies Reader, L. Venuti (ed.), Roudledge, London & New York, 1998.
4. Jakobson R., On Linguistic Aspects of Translation (1959), in The Translation Studies Reader, L. Venuti (ed.), Roudledge, London & New York, 1998.
5. Larson M.L., Meaning-based Trasnlation: A Guide to Cross-Language Equivalence, University Press of American, Lanham 1994.
6. Newmark, P.A., A Textbook of Translation, Prentice Hall, London ,1988.
7. Nguyễn Hồng Cổn, Cơ Sở Ngôn Ngữ Học Của Nghiên Cứu Dịch Thuật và Bộ Môn https://ngonnguhoc.org › …
8. Nida E.A., Taber C., The Theory and Practice of Translation, Leiden 1969.
9. Wilss W., The Science of Translation, Narr, Tubing

Đêm 13/9 (15/8 AL) 2019

Categorised in: dịch thuật, dịch thuật chuyên ngành

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: