Bettertogether.

PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐIỆU (MODULATION), 1 TRONG 7 PHƯƠNG THỨC DỊCH THUẬT CỦA VINAY &DARBELNET

PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐIỆU (MODULATION), 1 TRONG 7 PHƯƠNG THỨC DỊCH THUẬT CỦA VINAY &DARBELNET

PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐIỆU

Phương thức ‘biến điệu’ có nghĩa là sự thay đổi trong thông điệp do có một sự thay đổi về quan điểm (modulation means a variation in the message due to a change in the point of view): hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác. Phương thức này thích hợp khi dịch nguyên văn hoặc chuyển vị có được một câu dịch đúng ngữ pháp nhưng lại không tự nhiên trong ngôn ngữ dịch. Trong phương thức biến điệu, ta có thể phân biệt biến điệu tự do / không bắt buộc (free / optional) với biến điệu cố định / bắt buộc (fixed / obligatory).

BIẾN ĐIỆU CỐ ĐỊNH

– Biến điệu cố định / bắt buộc: như trong trường hợp “the time when” phải dịch sang tiếng Pháp là ‘le moment où’ (the time thành the moment, một đơn vị thời gian; và when thành where). Cách dịch biến điệu bắt buộc tương đương trong trường hợp này ở tiếng Việt sẽ là “lúc mà” (the time thành the moment; và when thành that).

BIẾN ĐIỆU TỰ DO

– Biến điệu tự do / không bắt buộc: có thể lựa chọn cấu trúc được ưa thích hơn ở ngôn ngữ dịch: ví dụ “it is not dificult to show” mà dịch là “il est facile de desmontrer” (it is easy to show) là do người Pháp thường thích nói như vậy chứ không phải là không dịch được nguyên văn.

PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐIỆU KHÔNG BẮT BUỘC TRONG PHIÊN DỊCH ĐỒNG THỜI

Phương thức biến điệu không bắt buộc cũng được sử dụng trong phiên dịch đồng thời (simultaneous interpreting), được gọi là kỹ thuật reformulation (nói lại cách khác). Theo Roderick Jones trong Conference Interpreting Explained tr. 84, nếu diễn giả nói “There has never been a period in history where people have not asked themselves the question…”, thì phiên dịch có thể nói lại cách khác (reformulate) như “Throughout history people have always asked themselves the question…” (Trong lịch sử, con người luôn tự hỏi…) là do người Việt vẫn thích lối khẳng định thay vì dùng hai phủ định trong tiếng Anh hay trong tiếng Anh diễn giả có thể sử dụng ở mệnh đề phụ mà ý tưởng được diễn tả cốt yếu bằng việc sử dụng động từ như ‘When the president came to power…’. ‘After the military junta seized power…’ thì có thể dịch những mệnh đề này bằng phương thức ‘từ đối từ’ (word for word) sang tiếng Pháp mà không có sự vi phạm gì ở tiếng Pháp nhưng nếu một người Pháp cũng diễn đạt cùng ý tưởng như trên thì họ ưa sử dụng danh từ hơn là những động từ ta bắt gặp trong tiếng Anh như ‘On the arrival in power of the president…’, ‘After the taking of power by the military junta…’ (Xin xem bài ‘Cấu Trúc Danh Từ và Cấu Trúc Động Từ Trong Dịch Thuật’). Ngoài hai loại biến điệu: bắt buộc và không bắt buộc đề cập ở trên, còn có một vài loại biến điệu khác. Sau đây là một số ví dụ về các loại biến điệu này liên quan đến lĩnh vực tiếng Anh thương mại.

PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

CỤ THỂ CHUYỂN THÀNH TRỪU TƯỢNG

– cụ thể chuyển thành trừu tượng: bear market > thị trường xuống giá, bed and breakfast > bán và mua lại ngay, bottleneck > sự bế tắc, bull market > thị trường giá lên, daisy chain > việc mua bán vờ vịt, dead-cat bounce > sự hồi phục nhất thời, fallen angels > những chứng khoán mất giá, fast food > thực phẩm ăn liền, grandfather clause > điều khoản miễn trừ, graveyard market > thị trường xuống giá, haircut > mức hớt xén, head hunter > người / công ty săn lùng chất xám, head office > trụ sở chính, horse-trading > sự mặc cả tinh khôn, infant industry > ngành công nghiệp non trẻ, lame duck > người / công ty thất bại, master budget > ngân sách chính, peanuts > số tiền nhỏ, peppercorn rent > tô danh nghĩa, people-intensive > dùng nhiều lao động, red herring > bản cáo bạch thăm dò, red tape > tệ quan liêu, sandwich course > khóa học vừa học vừa làm, sunrise industry > ngành công nghiệp đang lên, sunset industry > ngành công nghiệp đang tàn, wildcat strike > đình công manh động, widow-and-orphan stock > cổ phiếu rất có giá trị, window dressing > vẻ lòe loẹt bề ngoài…

TRỪU TƯỢNG CHUYỂN THÀNH CỤ THỂ

– trừu tượng chuyển thành cụ thể: available assets > tài sản tiền mặt, quick assets > tài sản dể đổi thành tiền mặt, entertainment account > tài khoản tiếp khách, holding company > công ty mẹ, hyper-inflation > lạm phát phi mã, industrial relations > mối quan hệ giữa chủ và thợ, outstanding shares > những cổ phiếu nằm trong tay cổ đông, subsidiary company > công ty con, unwritten contract > hợp đồng miệng…

BỘ PHẬN NÀY CHUYỂN SANG BỘ PHẬN KHÁC

– bộ phận này chuyển thành bộ phận khác: head tax > thuế thân, house magazine > tạp chí của hãng, pie chart > biểu đồ tròn…

PHỦ ĐỊNH ĐỐI NGHỊCH

– phủ định đối nghịch (phủ định của không -A chuyển thành A): unskilled labour > lao động giản đơn / phổ thông, diseconomies of scale > giảm hiệu quả kinh tế do quy mô, non-durables > hàng tiêu dùng mau hỏng, non-manual workers > giới lao động trí thức…

– phủ định đối nghịch (A chuyển thành phủ định của không –A): bare contract > hợp đồng không đền bù, bad title > văn tự sở hữu không có giá trị, bear cheque > séc vô danh, dormant companies > các công ty không hoạt động, environment(ally)-friendly > không hại đến môi trường, demand deposit > tiền gởi không kỳ hạn, deregulation > phi điều tiết hóa, foul bill of lading > vận đơn không hoàn hảo, nude / naked contract > hợp đồng không đền bù, silent / sleeping partner > hội viên không hoạt động, hostile takeover > việc tiếp quản không được đồng thuận…

ĐỔI BIỂU TƯỢNG

– đổi biểu tượng (ẩn dụ kiểu này đổi sang ẩn dụ kiểu khác): bricks-and-mortar businesses > các cơ sở kinh doanh qua cửa hàng, clicks-and-mortar company > công ty kinh doanh qua internet, golden hello > tiền thưởng đầu quân, brain drain > chảy máu chất xám..

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: