Bettertogether.

AN ANALYSIS OF ENGLISH TOURISM DISCOURSE PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN TIẾNG ANH DU LỊCH

AN ANALYSIS OF ENGLISH TOURISM DISCOURSE

PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN TIẾNG ANH DU LỊCH

 

Nguyễn Phước Vĩnh Cố

Nguyễn Xuân Vĩnh

Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Bài báo giới thiệu sơ lược một số thể loại chính của diễn ngôn du lịch viết và mô tả các đặc trưng của tiếng Anh du lịch như một ngôn ngữ chuyên ngành. Mục đích của bài báo là cung cấp cho sinh viên tiếng Anh nói chung và sinh viên chuyên ngành nói riêng một số phân tích cơ bản về đặc trưng từ vựng và ngữ pháp của diễn ngôn du lịch. Kết quả của phân tích có thể hữu ích và có thể được dùng như sự mở đầu có ý nghĩa cho ai quan tâm đến tiếng Anh du lịch như  một ngôn ngữ chuyên ngành.

ABSTRACT

The paper briefly introduces some major written genres of tourism discourse and describes the characteristics of tourism English as a type of specialised language. The purpose of the paper is to provide students of English in general and students of specialised English in particular with some basic analysis of lexical and grammatical characteristics of tourism discourse. Results of the analysis could be useful and could be used as a significant premilinary for anyone interested in tourism English as specialised language.

1.      Lời nói đầu

Trong những thập kỹ vừa qua, ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh doanh quan trọng ở Việt nam, đồng thời trở thành một bộ phận khắn khít trong đời sống của người Việt. Từ đó, ngôn ngữ du lịch lan tỏa và trở nên thân thuộc trong cuộc sống vì nó là một phần của ngôn ngữ quảng bá được các phương tiện truyền thông sử dụng và ngôn ngữ giao tiếp trong khi đi du lịch. Ngành du lịch dùng ngôn ngữ để thuyết phục, quyến rũ, thu hút hàng triệu người và bằng cách đó biến họ từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự [Dann: 3, 2], biến một vùng đất vô danh thành điểm đến của du khách.

2.      Ngôn ngữ du lịch là gì?

Trong lời giới thiệu cho cuốn sách của mình “The Language of Tourism”, Dann viết [3,2] ngành du lịch, trong hoạt động quảng cáo cũng như những điều mô tả của những người hoạt động và khách hàng của ngành du lịch, có ngôn ngữ của riêng nó. Dann gợi ý rằng các yếu tố lời nói và hình ảnh trong ấn phẩm quảng bá du lịch là một loại ngôn ngữ riêng biệt, khác với các hình thái giao tiếp khác. Trong đời sống thường nhật, ta thường nghe và nói “ngôn ngữ âm nhạc”, “ngôn ngữ khiêu vũ”, “ngôn ngữ kiến trúc” … Dann nhận xét [sđd], dù ta không nhận thức đầy đủ các nghĩa của các từ ngữ này, tuy nhiên nhận ra một loạt quy tắc ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng, biểu tượng và mã phổ biến v.v thuộc về mỗi loại. Theo Dann [sđd], ngành du lịch cũng hoạt động theo cung cách ngôn ngữ học tương tự  như vậy.

Calvi [4,43-45], nhận diện một số lĩnh vực góp phần vào nội dung tổng thể của ngôn ngữ du lịch:

–          Địa lý (mô tả địa điểm, môi trường xung quanh, và di tích)

–          Kinh tế ( thị trường du lịch, chiến lược thị trường)

–          Xã hội học (các định nghĩa về các nhân tố thúc đẩy và các loại hình du lịch)

–          Tâm lý học (sự cảm nhận về môi trường của du khách)

Và những lĩnh vực khác là lịch sử, lịch sử nghệ thuật, ẩm thực, thể thao, kiến trúc, khảo cổ, môi trường, tôn giáo, kinh doanh. Mổi thành phần nêu trên là một khía cạnh du lịch và tạo nên một chuỗi ngôn ngữ khả dụng (possible languages)

  1. Các thể loại và các loại văn bản trong diễn ngôn du lịch tiếng Anh

2.1 Thể loại

Thể loại được hiểu ở đây là một số văn bản được định nghĩa theo các tiêu chí ngoại ngôn (extralinguistic), ví dụ: chức năng giao tiếp mà các văn bản phục vụ trong một cọng đồng diễn ngôn nhất định.

2.2 Loại văn bản

Loại văn bản được hiểu ở đây là loại văn bản được sắp xếp cùng với nhau tùy theo loại đặc trưng mà các loại văn bản này chia sẻ. Loại văn bản trong diễn ngôn du lịch chia làm hai loại:

a)      các văn bản chuyên ngành dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch (các bài báo về các đặc trưng ngôn ngữ của các văn bản du lịch).

b)      các văn bản quảng bá dành cho người không chuyên ngành (các nhà du lịch tiềm năng).

Nigro [17] nhận dạng bốn loại hình văn bản nhằm vào người không chuyên ngành

1) tờ rơi 2) tài liệu quảng bá du lịch 3) phim / buổi nói chuyện về du lịch 4) sách hướng dẫn du lịch. Dann [sđd] phân loại văn bản du lịch theo các phương tiện (nghe, nhìn, viết…) và theo các giai đoạn của chúng trong chu kỳ du lịch (trước khi du lịch, trong khi du lịch, sau khi du lịch)

3.Các đặc trưng từ vựng trong ngôn ngữ du lịch

3.1Từ vựng chuyên ngành (specific vocabulary)

Hoffman [dẫn theo Munoz:16] đề xuất chia từ vựng chuyên ngành thành ba loại:

a) từ vựng chuyên ngành: là thuật ngữ có tính chuyên môn cao, ví dụ từ “APEX được viết tắt các từ “Advanced Purchase Excursion” (suất đi chơi đặt mua trước) trong APEX fare (giá vé đặc biệt rẻ mà ta phải đăng ký mua trước)

b) từ vựng chuyên ngành phổ thông (common specific vocabulary): là từ phổ thông bị phụ

thuộc vào sự giới hạn ngữ nghĩa, ví dụ từ “package” trong “package tour / holidays” (tour trọn gói / chuyến du lịch trọn gói), “carrier” (hãng vận tải chở hàng hay hành khách), “cabin / hand luggage” (hành lý xách tay), “baggage (re)claim” (nơi trả hành lý).

c) từ vựng phổ thông (general vocabulary): là từ phổ thông không bị phụ thuộc vào sự giới hạn ngữ nghĩa, ví dụ từ “trip” (du lịch), “hotel” (khách sạn), “restaurant” (khách sạn), “seat” (chỗ ngồi).

3.2  Sử dụng từ nước ngoài (languaging) trong tiếng Anh du lịch

Một đặc trưng riêng biệt khác trong ngôn ngữ du lịch là dùng một kỹ thuật gọi là “languaging” [Potter dẫn theo Dann: 3,183-184], tức là sử dụng từ nước ngoài, các từ ngữ mà người ta ít biết có thể gây ra một cảm giác “thua thiệt” trong khách du lịch. Kỹ thuật này cho phép người viết tạo ra một văn bản làm cho khách du lịch phải để mắt tới.

Một số ví dụ về sử dụng từ nước ngoài trong tiếng Anh du lịch.

(1) If you are lucky you may also see the world famous Sri Sri Radha Londonisvara (from The London Discount Guide – leaflet).

(2) Camden Town is the London smorgasboard par excellence (from The Oxcriginal London Walks – leaflet)

3.3 Sử dụng từ then chốt (key words) và kỹ thuật dùng từ quan trọng (keying)

Một kỹ thuật phổ biến khác là việc dùng từ then chốt để truyền cảm hứng cho sự tưởng tượng, ví dụ như ‘away” (xa xôi), “adventure” (phiêu lưu), “escape” (chạy trốn), “dream” (giấc mơ), “imagination” (điều tưởng tượng) và thuật dùng từ quan trọng: việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp và gây ấn tượng mạnh và các từ ngữ nhấn mạnh, ví dụ như “genuine” (đích thực), “authentic” (đích thực), “real thing” (chính cống), “sanctuary” (thánh đường), “of unusual interest” (có sức hấp dẫn lạ thường)… để nói đến một trong những chủ đề tâm lý sau:

–          Romanticism (sự lãng mạn), regression (sự thoái lui), rebirth (sự tái sinh).

–          Happiness (sự hạnh phúc), hedonism (chủ nghĩa khoái lạc), heliocentrism (chủ nghĩa lấy mặt trời làm trung tâm).

–          Fun (sự thích thú), fantasy (sự ảo tưởng), fairy tales (câu chuyện thần tiên).

–          Sea (biển), sex (tình dục), sun (mặt trời), socialization (sự giao tế).

Việc dùng các từ then chốt không những nêu các biểu tượng của nơi đến mà còn nói đến các yêu cầu của khách hàng tiềm năng. Ngành du lịch có thể tạo ra các hình ảnh tốt đẹp qua các từ ngữ then chốt như: ‘romance” (lãng mạn), “excitement” (sự hồi hộp), “dream” (giấc mơ), “pleasure” (hứng thú), “shopping” (mua sắm). “adventure” (sự phiêu lưu)…v.v. Krippendorf [13,12] nêu một loạt từ then chốt sau: “deep blue ocean” (đại dương xanh thắm), “white sand” (cát trắng), “sunset” (hoàng hôn), “palm trees” (cây họ cọ), “picturesque” (đẹp như tranh) “mountain villages” (các ngôi làng miền núi), “happy and laughing” (hạnh phúc và nụ cười), “colourfully dressed locals” (cư dân địa phương ăn mặc nhiều màu sắc), “turquoise green swimming pools” (các hồ nước xanh ngọc lam), “eternal sunshine” (ánh nắng vĩnh cửu), “etenal snow” (tuyết vĩnh cửu), “untouched landscapes” (các phong cảnh chưa người đặt chân tới), “exciting nights” (các đêm sôi động).

4.  Sử dụng tính từ và dạng thức so sánh bậc nhất của tính từ

4.1 Sử dụng tính từ

Gotti [8,27] nhận xét, trong các sách hướng dẫn du lịch và các ấn phẩm quảng cáo, “thường ca tụng các nét đặc trưng tích cực về các địa điểm được mô tả và các dịch vụ được cung cấp”. Ví dụ, “unique” shopping center (trung tâm mua sắm “độc nhất vô nhị”, “welcoming” pubs (các quán rượu “thú vị”), “picturesque” fishing harbour (cảng cá “tuyệt đep”), “luxuriant”vegetation (cây cối “sum sê”), “idyllic” golden beaches (bãi biển vàng “bình dị”), “breath-taking” views (các cảnh quan ngoạn mục)…v.v. Vì lý do nêu trên, các từ ngữ được sử dụng trong các loại văn bản này thường có nghĩa ca tụng và có tính nhấn mạnh. Khi phân tích sách quảng bá du lịch về Thái lan, Cohen [dẫn theo Dann, 16] nhận diện các tính từ bổ nghĩa (qualifying adjectives) như: “untouched by” civillization (nền văn minh “còn nguyên vẹn”), “remote and unspoiled” (xa xôi và hoang dã), “colorful” (đầy màu sắc), “picturesque” (đẹp như tranh), “quaint” (kỳ lạ), “fascinating” (hấp dẫn, quyến rũ), “almost unknown” (gần như chưa được biết đến), “newly discovered” (vừa mới khám phá). Các phương tiện từ vựng này góp phần tạo ra hình ảnh “mới (lạ)” (novelty), và “lạ (lẫm)” (strangeness) của điểm hẹn mang lại. Janice [11] phân tích diễn ngôn du lịch: một trường hợp nghiên cứu một sách quảng bá du lịch Hong Kong, nhận xét rằng “các từ mô tả” (descriptive words) như: “colorful” (đầy màu sắc), “fascinating” (hấp dẫn, quyến rũ), “vibrant” (sinh động) sẽ gợi lên một hình ảnh năng động của hòn đảo Hong Kong. Xin xem ví dụ.

(3) “Hong Kong Island easily evokes colorful and fascinating images of a vibrant urban center where eastern and western cultures merger seamlessly in perfect harmony. THE ISLAND where you can enjoy the cosmopolitan flair of Manhattan and the tranquil atmosphere of the French Riviera in half a day”.

4.2 Dạng thức so sánh bậc nhất của tính từ

Theo Febas Borra [dẫn theo Dann: 3,65], diễn ngôn du lịch là một dạng ngôn ngữ thái quá. Tính “thái quá” thường được phản ảnh qua việc dùng các tính từ ở dạng thức so sánh bậc nhất. Việc sử dụng dạng thức so sánh bậc nhất của tính từ là một chiến lược nhằm để nhấn mạnh thông điệp quảng cáo và chiến lược này rất hữu ích trong ngôn ngữ du lịch.

Một vài ví dụ về dạng thức so sánh bậc nhất trong tiếng Anh du lịch.

(4) Windsor Castle is the oldest and largest occupied castle in the world (Windsor Castle-leaflet).

(5) Some of the towers’ most famous prisoners were held around Tower Green (The Tower of London, Brochure).

5.Các đặc trưng hình thái và cú pháp trong ngôn ngữ du lịch

5.1  Sử dụng danh hóa

Danh hóa là một quá trình tạo ra một danh từ từ một từ loại khác (chủ yếu từ một động từ hoặc một tính từ) với việc thêm vào các phụ  tố phái sinh (arrive > arriv+al).

Một số ví dụ về danh hóa.

(6) When you arrive at your hotel, please phone me > On / upon arrival at your hotel, please phone me.

(7) You will receive a complimentary bottle of wine on arrival at your hotel.

5.2 Sử dụng dạng bị động           

Nhấn mạnh vào du khách.

Một vài ví dụ nhấn mạnh vào du khách:

(8) Upon your arival, you will met our host and transferred to your hotel.

Nhấn mạnh vào sự vật (object) chứ không nhấn mạnh vào tác nhân của hành động.

Một số ví dụ về nhấn mạnh vào sự vật:

(9) Tickets are non-transferable and name changes are not permitted.

5.3 Đề hóa (vị trí đầu câu của) trạng ngữ nơi chốn

Brown và Yule [2,132], nêu rõ rằng sách quảng bá du lịch (brochures) thường sử dụng một cách có hệ thống các trạng ngữ nơi chốn làm đề. Ta không mấy ngạc nhiên trước việc đề hóa các trạng ngữ nơi chốn trong một cuốn sách quảng bá du lịch.

Một số ví dụ về đề hóa các trạng ngữ nơi chốn.

(10)

– On some islands, it is best if you…

– In Greece and Turkey, you are met at the airport…

– In all other places, we make bookings…

– In some centers, we have local agents…

Nguồn: dẫn theo Brown và Yule trong “Discourse Analysis” [2,131]

5.4 Đề hóa (vị trí đầu câu của) các mệnh đề trạng ngữ không ngôi số (-ed, -ing, -to)

Một vài ví dụ về đề hóa các mệnh đề trạng ngữ không ngôi số.

(11) Situated at the crossroads of western, central, and eastern Europe, Yugoslavia offers magnificent vistas of coastline, beautiful beaches, the clear waters of the Adriatic as well as unspoilt pine forests and tranquil lakes.

(12) First launched in 2000, Festival Hue is a biennial celebration that is one of the biggest attractions on the calendar with a diverse program of theatre, music, dance, circus art and puppetry.

(13) Explaining why lotus was chosen as the major theme for the show, Minh Hạnh, a leading designer, said that the lotus is very familiar to the Vietnamese people, especially those who live in Hue.

(14) Straddling the border of Canada and the US, Niagara Falls is regarded as the strongest waterfall in North America.

(15) Travelling north, we’ ll stop along the way to visit Pisa.

(16) To taste genuine food, go to one of the local open air street markets.

5.5 Thay thế mệnh đề quan hệ bằng tính từ

(17) The town of Chioggia, which is nearby > the nearby town of Chioggia.

5.6 Bỏ chủ ngữ và be trong mệnh đề quan hệ ở dạng bị động

(18) Charming little towns which are surounded by vineyards > charming little towns surrounded by vineyard.

5.7  Sử dụng thức mệnh lệnh và các phương thức khác thay thế cho câu mệnh lệnh

5.7.1 Sử dụng thức mệnh lệnh

Trong ngôn ngữ du lịch, thức mệnh lệnh (imperative) được dùng không phải để ra lệnh nhưng để thúc giục du khách tận dụng các cơ hội đang được giảm giá hoặc thôi thúc tiêu dùng.

(19) Gain a fascinating insight into the role of the Crown Jewel in the royal pageantry with our introductory films…

(20) Eat a piece of home-made cake in the historical French cafe near the waterfalls.

(21) Let the sunshine in your head. Come to Bali.

5.7.2 Các phương thức khác thay thế mệnh lệnh

a) câu hỏi tu từ (rhetorical questions)

(22) Isn’t it time you treated yourself a holiday?

(23) For something completely different, why not try a Club Med vacation?

b) Sử dụng trợ từ “should”

(24) You should experience the many delights of India.

c) Mệnh lệnh / lời khuyên tiềm ẩn

(25) Our spa treatment is certainly worth trying.

d) Giả mệnh lệnh

(26) You can dance the night away at any of the hotel 5 discos.

(27) For those who agree that doing nothing is the best form of relaxation, there’s always a Shangri-la-resort.

5.8 Từ ghép (compound nouns)

Trong ngôn ngữ tiếng Anh du lịch, ta có thể dùng danh từ như là tính từ. Ví dụ: water sports (môn thể thao nước), adventure holiday (ngày nghỉ / du lịch mạo hiểm), airline ticket (vé máy bay), tour operator (công ty du lịch), charter flight (chuyến bay thuê bao), flag carrier / airline (hãng hàng không quốc gia), nature reserve (khu bảo tồn thiên nhiên), budget hotel (khách sạn giá rẻ). Danh từ đứng đầu này có chức năng như tính từ và trả lời câu hỏi “loại gì?”. Theo Jacob và Strutt [12], mối quan hệ giữa hai danh từ này có thể thuộc nhiều loại: a) nơi chốn: mountain slopes (các sườn núi), city center (trung tâm thành phố) b) thời gian: summer holiday (kỳ nghỉ hè), weekend break (kỳ nghỉ cuối tuần) c) chức năng: swimming pool (hồ bơi), golf course (sân gôn) d) vật liệu: paper bag (túi giấy), iron bridge (cầu sắt). Tuy nhiên thỉnh thoảng, ta cũng có thể bắt gặp ba hoặc nhiều hơn ba từ được kết hợp với nhau: business travel expenditure (kinh phí cho chuyến đi công tác kinh doanh), tourist information centre (trung tâm cung cấp thông tin cho du khách), fly-drive package / holiday (chuyến du lịch trọn gói vừa đi bằng máy bay vừa bằng xe hơi), fly-cruise package / holiday (chuyến du lịch trọn gói vừa đi bằng máy bay vừa bằng tàu thủy.

5.9 Các kỹ thuật thành lập từ thông dụng (some common word formation techniques)

a) Chuyên ngành hóa các từ được vay mượn từ ngôn ngữ hàng ngày, ví dụ: package (thùng hàng / gói hàng > package tour (tour trọn gói).

b) Chuyên ngành hóa các thuật ngữ từ các chuyên ngành khác, ví dụ: congestion < chuyên ngành y khoa (chứng sung huyết) > air traffic congestion (sự tắc nghẽn giao thông hàng không)

5.10 Từ viết tắt trong tiếng Anh du lịch

Trong hệ thống từ vựng tiếng Anh, thường có ba dạng viết tắt: a) phương thức gộp b) phương thức rút gọn c) phương thức viết tắt của từ / cụm từ bằng một âm tiết đầu.

a) Từ gộp (blending)

Các từ gộp trong ngôn ngữ du lịch gồm: campsite: nơi cấm trại (camp + site), ecotourism: du lịch sinh thái (eco + tourism), motel: khách sạn cho những người có xe ô tô (motor + hotel)

b) từ rút gọn (clipping)

Thuật ngữ “rút gọn” có nghĩa là lấy bớt một hoặc nhiều âm tiết từ một từ. Phương thức rút gọn có thể: 1) rút gọn phần đầu từ, ví dụ: telephone > phone, airplane > plane, omnibus > bus. 2) rút gọn phần cuối của từ, ví dụ: advertisement > ad, photograph > photo, taxicab > taxi, complimentary > comp 3) rút gọn vừa phần đầu phần đầu vừa phần cuối của từ, ví dụ: influenza > flu.

c) Từ viết tắt từ các từ / cụm từng bằng con chữ đầu (acronyms)

Các từ viết tắt trong ngôn ngữ du lịch gồm: APEC (Advance Purchase Cruise: suất đi chơi biển đặt mua trước), APEX (Advance Purchase Excursion: suất đi chơi đặt mua trước), ETA (Estimated Time of Arrival: thời điểm đến dự tính), ETD (Estimated Time of Departure: thời điểm khởi hành dự tính), B & B (Bed and Breakfast: ở ban đêm và ăn sáng)

5.11 Chuyển loại (conversion) trong tiếng Anh du lịch

Theo Quirk và cộng sự [18,1009], chuyển loại là một quá trình phái sinh mà nhờ đó một từ được thay đổi hoặc chuyển sang một từ loại mới mà không có sự thêm vào một phụ tố, ví dụ động từ “release” trong câu “they release him” tương ứng với danh từ “release” trong câu “ they ordered his release”.

Một vài ví dụ về chuyển loại trong tiếng Anh du lịch.

a) từ động từ sang danh từ: “to check in” (đăng ký phòng ở khách sạn / làm thủ tục để đáp một chuyến bay) > “check in” (việc đăng ký ở khách sạn / thủ tục đăng ký).

b) từ danh từ sang động từ: “cash” (tiền mặt) > “to cash” (trả bằng tiền mặt), “mail” (thư từ) > “to mail” (gởi thư), “bicycle” (xe đạp) > “to bicycle” (đi bằng xe đạp).

c) từ trợ từ sang tính từ hoặc danh từ: “must” (phải) > “a must-see attraction” (nơi hấp dẫn phải xem), “a must-have item / product” (một món hàng / sản phẩm phải có), “a must” (điều cần xem, việc cần làm).

5.12 Ẩn dụ (metaphors)

So sánh qua phương tiện ẩn dụ có khuynh hướng phổ biến trong các sách quảng bá du lịch để so sánh hai sự vật khác nhau trên cơ sở các đặc trưng chúng chia sẽ, cung cấp nơi đến bằng các giá trị biểu trưng nào đó hoặc chỉ để chuyển nghĩa từ một ngữ cảnh này sang ngữ cảnh khác. Dann cho rằng các ẩn dụ trong sách quảng bá du lịch được dùng để giảm nhẹ sự xa lạ của nơi đến.

Một vài ví dụ về so sánh qua phương tiện ẩn dụ

–          “Bangkok: the Venice of the East”

–          “Hongkong: where Britain meets China”

–          “Dehli: the Paris of India”

–          “South Africa is, in many ways, more European than African”

Một ví dụ khác do Dann cung cấp được viết bởi một người chuyên viết về du lịch, mô tả một thị trấn tại Ecuador như “a colonial town nestled in a Banff-like setting” (một thị trấn thuộc địa nép mình trong một khung cảnh như thị trấn Banff” [Atkinson dẫn theo Dann]. Ẩn dụ này mời độc giả so sánh thị trấn tại Ecuador với thị trấn Banff vì người viết đang đối thoại với độc giả Canada nên tính xa lạ của thị trấn tại Ecuador sẽ giảm thiểu ngay. Người Canada vốn quen thuộc với trung tâm du lịch nằm tại thị trấn Banff cũng như rặng núi Rocky bao quanh thị trấn này. Các liên tưởng sẽ được chuyển sang thị trấn tại Ecuador và thị trấn này sẽ có vẻ thân thuộc hơn [ Dann: 3,171-174]

5.13 Ngữ vực tiếng Anh du lịch

Trong ngôn ngữ du lịch, có một số ngữ vực hiện diện thường xuyên nhất: ngữ vực nói về lòng hoài cổ (register of nostalgia), ngữ vực nói về du lịch sức khỏe (register of health tourism) ngữ vực về du lịch ăn uống (register of food and drink tourism), ngữ vực về du lịch sinh thái (register of eco-tourism).

5.14 Ngữ vực nói về lòng hoài cổ

Cohen [7,13], nhận xét, dù du lịch tiêu biểu sự đi lại qua không gian nhưng nó lại là một cuộc hành trình qua thời gian, từ hiện tại về quá khứ và ít khi hướng tới tương lai vì thế giới đương đại về nhiều phương diện có tính duy vật nên nhiều người khao khát về thời xa xưa. Vì thế lòng hoài cổ là chủ đề phổ biến trong ngôn ngữ du lịch. Việc nhấn mạnh thời gian được biểu hiện qua thái độ đối với mọi sự vật đều thuộc về cổ xưa (các địa điểm khảo cổ, di tích, kỷ vật…v.v). Tính hoài cổ còn hiện rỏ nét trong việc dùng các cú đoạn (syntagmas) như: “romantic old town” (thị trấn cổ lãng mạn), “romantic hotel” (khách sạn lãng mạn), “points of historical interest” (các điểm di tích lịch sử).

5.15 Ngữ vực nói về sức khỏe

Du lịch sức khỏe đã phát triển một loại ngữ vực của riêng nó. Các ấn phẩm quảng bá giới thiệu nhiều cách điều trị, cách tắm và massage như “heat sauna”, “aromatherapy”, “alphamassage”, “thai massage”…v.v. Theo Dann [3,232], một số từ vựng chuyên ngành về du lịch sức khỏe không dể gì giải mã. Ai có thể hiểu nghĩa của các từ: “bindi”, “lomi lomi”, “shiatsy”, “watsy”, “kosoburo”. Những từ này và một số từ khác thường được dùng trong sách quảng bá du lịch mà không có sự giải thích để lôi kéo du khách tiềm năng vào sự kỳ bí mà spa mang lại

5.16 Ngữ vực liên quan đến việc ăn và uống

Ngữ vực ăn và uống (gastrospeak) được đưa vào các thực đơn, sách dạy nấu ăn, phương tiện truyền thông,và sách quảng bá du lịch. Đặc trưng của diễn ngôn loại này có khuynh hướng lạm dụng từ ngữ nước ngoài, giả định rằng độc giả thân thuộc với những từ ngữ này. Sau đây là một số đặc trưng của ngôn ngữ ăn và uống:

a) Tìm kiếm tính đích thực.

Ví dụ, “genuine” bouillabaisse, “true” Yorkshire pudding, “real” biryani…

b) Lạm dụng từ ngữ nước ngoài mà không giải thích, đặc biệt tiếng Pháp và tiếng Ý.

Ví dụ, pesto, porcini, savarin, brandale…

c) Tỏ ra sùng bái việc ăn uống.

Ví dụ, Ah, the truffle, the white truffle, redolent of the brown, caked earth…

5.17 Ngữ vực du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một trong những khuynh hướng phát triển nhanh chóng trong ngành du lịch trên thế giới. Các từ ngữ thường được dùng trong du lịch sinh thái như “nature” (thiên nhiên), “natural” (tự nhiên), “primeval nature” (tự nhiên nguyên sinh), “virgin woodlands” (vùng rừng chưa khai phá), “unspoilt” (hoang dã), “undisturbed” (riêng tư)…v.v.

6. Kết luận

Việc phân tích diễn ngôn du lịch giới hạn trong một bài báo so với tầm quan trọng của ngôn ngữ du lịch trong thế giới hiện đại là một công việc “cưỡi ngựa xem hoa” vì vậy, cần có một nghiên cứu dài hơi cho từng thể loại văn bản của tiếng Anh du lịch. Tuy nhiên, các đặc trưng ngôn ngữ du lịch nói trên dù rất cơ bản nhưng là sự mở đầu có ý nghĩa và hữu ích cho sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên chuyên ngành nói riêng một khi họ sẽ gặp phải “ngôn ngữ” trong lĩnh vực du lịch như thế này: “fly-cruise holiday”, “wheelchair access”, “Don’t say you’ve been to Hanoi in Vietnam until you visit all of these seven must-see sights”, “yummy to go”, “bed and board”, “there were several good bed and breakfasts in the area”, “please stow all hand or carry-on luggage under the seat in front of you or in the compartments”, “situated at the crossroads of western, central, and eastern Europe, Yugoslavia offers magnificent vistas of coastline, beautiful beaches, the clear waters of the Adriatic as well as unspoilt pine forests and tranquil lakes”.

Xin viết thêm một đôi dòng trong “lời nói đầu” của cuốn sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng về “Vietnam” của nhà xuất bản “Lonely Planet” [20] xem như lời kết thúc bài báo:

Vietnam, a country made famous by war, has a unique and rich civilisation, spectacular scenery and highly cultured, cordial people…

Most visitors to Vietnam are overwhelmed by the sublime beauty of the country’s natural setting.

Most visitors to Vietnam have their senses thrilled by all the sights, sounds, tastes and smells of a society which has both survived and been re-created by a century of contact between an ancient civilisation and the modern ways of the west…

Và nhận xét của một du khách nước ngoài về Việt nam:

Of the 30 or so countries I have been to, Vietnam is easily the most beautiful. I saw more shades of green then I knew existed. Rice fields manually tended from dawn to dusk were always in view as were forest-covered mountains. I also frequently caught glimpses of pristine beaches from the train window as we made our way along the coast… (David Fisher)

Và nhận xét thú vị của Dann [sđd], “ngôn ngữ du lịch đã biến một vùng đất vô danh thành một điểm đến của du khách”.

Tài liệu Tham khảo

[1] Blazevic N & Stojic A, (2006), Pragmalinguistic Elements in Tourism Destination Image Formation. Truy cập ngày 25/1/2012 từ hrcak.srce.hr/file/92553

[2] Brown, G & Yule, G. (1983), Discourse Analysis, Cambridge University.

[3] Dann, G (1996), The Language of Tourism: Sociolinguistic Perspective. UK. CAB International.

[4] Calvi, M.V. (2005), Tourism as Specialised Discourse.

[5] Cappelli, G, Travelling words: Languaging in English Discourse. Truy cập từ http://www.gloriacapplli.it/wp-content/uploads/…/Travelling-words.pdf

[6] Cesiri, Daniela (2012), Lexical and Morpho-syntactic Features in the LOT. Truy cập ngày 24/1/2012 từ venus.unive.it/matdid.php?…EnglishFORtourism_EM9015%2F5…En…

[7] Cohen, E & Cooper. R, L, (1986), Language and Tourism, Annals of Tourism Reseach, Vol.13, No 4, p.p 533-563.

[8] Gotti, M. (2006), The Language of Tourism as Specialized Discourse, in Palusci, O., Francesconi, S., eds., Translating Tourism. Linguistic / Cultural Representations, Editrice Universita degli Studi di Trento, Trento,pp. 15-34.

[9] Mocino, R. (20…..), The Verbal Discourse of Tourist Brochures. Truy cập ngày 23/1/2012 từ w.w.w uniss.it / lingue / annali…/0016%20-%20 Mocini%20Renzopdf

[10] Duff, A. (1996), Translation, Oxford University Press.

[11] Janice Yui Ling Ip (2008), Analysing Tourism Discourse: A Case Study of a Hong Kong Travel. Truy cập ngày 25/2/2012 từ www0.hku.hk/english/…%20rev/…1%20Tourism%20Discourse.pdf

[12] Jacob. M & Strutt. P, (2006), English for International Tourism, Longman.

[13] Krippendorf, J. (1987), The Holiday Maker. Heineman, Oxford.

[14] Lapsanska. J (2006), The Language of Advertising with the Concentration on the Linguistic Means and the Analysis of Advertising Slogans. Truy cập ngày 22/3/2012 từ diplomovka.sme.sk/zdroj/3091.pdf

[15] Louise Gylling Jorgensen, (2004), An Analysis of  a Destination’s Image and the Language of Tourism. Truy cập ngày 28/2/2012 từ pure.au.dk/portal-asb-student/files/2156/000134297-134297.pdf

[16] Munoz, I. D, (2011), Tourist Translation as a Mediation Tool: Misunderstanding and Difficulties. Truy cập ngày 15/2/2012 từ http://www.periodicos.ufsc.br/index.php/traducao/article/view/…/19791

[17] Nigro, M. G., (2005), “The Language of Tourism as LSP? A Corpus-based Study of Discourse of Guidebooks”, in H.Picht (ed.), Modern Approach to Terminological Theories and Application, Peter Lang, Bern, p.p 187-198.

[18] Quirk, R & et al (1980), A Grammar of Contemporary English, Longman.

[19] Lonely planet, Thailand (2005)

[20] Lonely planet, Vietnam (1999)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: